:::

Bộ Lao động Đài Loan sẽ triển khai chính sách cho lao động di trú tự đăng ký chuyển đổi công việc trực tuyến

Rất nhiều lao động di trú chuyển chủ thay đổi công việc bị công ty môi giới thu “phí mua việc làm” phi pháp. (Nguồn ảnh: Pixabay)
Rất nhiều lao động di trú chuyển chủ thay đổi công việc bị công ty môi giới thu “phí mua việc làm” phi pháp. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Theo bài đăng trên Báo Bốn Phương cho biết, Ủy viên Lập pháp Hồng Thân Hàn gần đây đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động về vấn đề “phí mua việc làm”, yêu cầu cải thiện những sai sót trong hệ thống hiện tại để lao động di trú tự đăng ký trực tuyến, nhằm xoá bỏ những hành vi bất chính từ việc thu phí mua việc làm. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Lao động Từ Minh Xuân hứa sẽ xem xét việc đơn giản hoá quá trình nộp hồ sơ, để lao động di trú có thể tự đăng ký trực tuyến, dự kiến có thể thực hiện vào nửa đầu năm sau.

Xem thêm: Triển lãm “Ký ức thời thơ ấu: Ngày hội thiếu nhi các quốc gia Đông Nam Á”

Ủy viên lập pháp Đảng Dân Tiến tố giác hành vi vi phạm pháp luật của một số công ty môi giới bóc lột lao động di trú. (Nguồn ảnh: Facebook nghị sĩ Lâm Sở Nhân)Ủy viên lập pháp Đảng Dân Tiến tố giác hành vi vi phạm pháp luật của một số công ty môi giới bóc lột lao động di trú. (Nguồn ảnh: Facebook nghị sĩ Lâm Sở Nhân)

Theo luật và quy định hiện hành, môi giới chỉ có thể thu “phí phục vụ” từ 1500~1800 Đài tệ mỗi tháng. Nếu công ty môi giới có thu thêm các khoản chi phí khác là vi phạm pháp luật, có thể xử phạt công ty môi giới đó với mức tiền gấp 10 đến 20 lần so với mức chi phí “mua việc làm”, nặng nhất là thu hồi giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, do thiếu nền tảng đăng ký trực tuyến đa ngôn ngữ, thủ tục đăng ký còn rườm rà dẫn đến việc lao động di trú và chủ tuyển dụng không thể tự đăng ký, càng phụ thuộc vào công ty môi giới giúp xử lý hồ sơ. Điều này dẫn đến việc một số công ty môi giới lợi dụng lỗ hổng về thông tin, thu giữ một cách bất hợp pháp giấy tờ của lao động di trú như: Giấy phép tuyển dụng, giấy phép gia hạn tuyển dụng, giấy phép đổi chủ vv, để thu phí mua việc làm, nếu không sẽ không cho lao động di trú chuyển chủ. Không chỉ bóc lột sức lao động của lao động di trú, mà không ít chủ sử dụng và công ty môi giới tuân thủ quy định cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi việc này.

Xem thêm: Góc bếp mùa dịch của di dân mới Việt Nam với món rau câu cà phê đậm đà hương vị quê nhà

Nếu công ty môi giới có thu thêm các khoản chi phí khác là vi phạm pháp luật, có thể xử phạt công ty môi giới đó với mức tiền gấp 10 đến 20 lần so với mức chi phí “mua việc làm”. (Nguồn ảnh: Pixabay)Nếu công ty môi giới có thu thêm các khoản chi phí khác là vi phạm pháp luật, có thể xử phạt công ty môi giới đó với mức tiền gấp 10 đến 20 lần so với mức chi phí “mua việc làm”. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Nghị sĩ Hồng Thân Hàn trước đó đã cùng nghị sĩ Lâm Sở Nhân, Lại Phẩm Thư mở cuộc họp báo kêu gọi Chính phủ cải thiện việc này, gần đây trong phiên họp chất vấn lần nữa với Bộ trưởng Bộ Lao động. Ông cho rằng, chính vì lao động di trú không thể tự xin cấp lại Giấy phép lao động, môi giới bất hợp pháp mới có thể cưỡng chế thu giữ giấy tờ của lao động di trú nhằm thu phí mua việc làm. Ông yêu cầu Bộ Lao động cần xoá bỏ hoàn toàn việc thu phí này, và phải có biện pháp cụ thể như để lao động di trú và chủ tuyển dụng có thể tự đăng ký trực tuyến không cần thông qua môi giới. Ngoài ra, nhằm cải thiện việc thu phí mua việc làm, Bộ Lao động từng khuyến khích lao động di trú và chủ tuyển dụng tố cáo môi giới thu phí mua việc làm, nếu điều tra báo án thành công sẽ được thưởng 2 triệu Đài tệ. Nhưng nghị sĩ cho hay, ông phát hiện rất nhiều người môi giới không tự đứng ra thu phí mua việc làm, mà uỷ quyền cho người thân. Vì vậy, khi có đơn tố cáo, do đối phương không phải môi giới, Cục lao động địa phương không thể xác định là thu phí mua việc làm bất hợp pháp. Cáo buộc liền bị bỏ qua và trở thành lỗ hổng của việc tố cáo.

Bộ trưởng Bộ Lao động Từ Minh Xuân hứa sẽ xem xét việc đơn giản hoá quá trình nộp hồ sơ, để lao động di trú có thể tự đăng ký trực tuyến, dự kiến có thể thực hiện vào nửa đầu năm sau. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động cung cấp)Bộ trưởng Bộ Lao động Từ Minh Xuân hứa sẽ xem xét việc đơn giản hoá quá trình nộp hồ sơ, để lao động di trú có thể tự đăng ký trực tuyến, dự kiến có thể thực hiện vào nửa đầu năm sau. (Nguồn ảnh: Bộ Lao động cung cấp)

Báo Bốn Phương cho biết thêm, đối với những yêu cầu trên, Bộ trưởng Bộ Lao động Từ Minh Xuân hứa sẽ tiến hành cải thiện hệ thống đăng ký, xem xét việc để lao động di trú và chủ tuyển dụng tự đăng ký trực tuyến và tải về các loại giấy tờ liên quan. Đồng thời, sẽ đề xuất nội dung và lịch trình gửi lên Viện Lập pháp, dự kiến có thể thực hiện từ nửa đầu năm sau. Đối với việc thu phí mua việc làm từ những người không có tư cách môi giới, Bộ Lao động sẽ có văn bản giải trình hoặc văn bản hướng dẫn để cơ quan lao động địa phương tham khảo. Những người thu phí mua việc làm bất hợp pháp là người thân hoặc có quan hệ thân thích với người có tư cách môi giới cũng sẽ bị tố cáo.

Tin hot

回到頁首icon
Loading