:::

"Tôi vẫn nghĩ ngôi nhà lúc trước đẹp hơn nhiều" mẹ tôi đã trở về ngôi làng nhỏ nên bà đã ly biệt cách đây hơn 50 năm

Năm mươi năm sau, quê hương Kalimantan, Indonesia không còn gì ngoài những ngôi nhà sau ngọn núi này. Vào thời điểm đó gia đình mợ người thân bên mẹ nói rằng, cuộc chạy lánh nạn phát động khi bà 17 tuổi những người thân đã đến Trung Quốc bằng thuyền, nhưng bọn họ vẫn chưa đón thuyền đến. Bà muốn tiếp tục việc học, và nhận ra rằng mình phải sống như một người Indonesia, vì vậy bà đã quyết định đổi thành họ của người bản địa Indonesia. Nghiệp đoàn người Hoa chỉ trích bà là quên gốc gác. Nhưng bà vẫn thay đổi, và trở thành người đầu tiên trong gia tộc thay đổi tên họ. Trong những năm tiếp theo gia đình bà cũng nhận ra sự thật không thể làm người Trung Quốc được nữa, và lần lượt đổi họ thành họ người Indonesia. Những người Hoa tại Indonesia ngồi thuyền đến Trung Quốc , những người giàu có vẫn là những người giàu có, và thoát khỏi cuộc thanh trừ nội chiến, nhưng vài năm sau cách mạng văn hóa đã xóa xổ tầng lớp địa chủ.

Năm đó một cô gái 17 tuổi đang cố gắng nắm bắt vận mệnh của mình, mợ kết hôn với cậu, một người đàn ông chăm chỉ sau đó vận hành một doanh nghiệp vàng, mỗi ngày có thể bán tới vài kg vàng. Cùng nhau gây dựng tiệm vàng tại Pontianak, mọi người đều biết đến cửa hàng này. Cậu lại là một người lương thiện nổi tiếng gần xa thường hay cứu giúp người chạy nạn. Bọn trẻ con không hiểu chuyện, thường hay nói đùa rằng, mẹ tôi có thể bôi đem mặt và đi đến tiệm vàng xin tiền. Dì Tuyết nói với mợ rằng, năm đóở nhờ nhà họ, bọn trẻ đùa vui trên mảnh đất này, chiếc nhẫn của con gái cậu mợ bỗng dưng biến mất, mọi người vu cho bà ấy lấy mất. Bây giờ dì Tuyết đã lớn tuổi cùng mợ ngồi trên chiếc xe bà thổ lộ mình thật sự không lấy chiếc nhẫn đó. Nút thắt cho đến nay mới chỉ được mở tại đây.

"Tôi vẫn nghĩ ngôi nhà lúc trước đẹp hơn nhiều" mẹ tôi đã trở về ngôi làng nhỏ nên bà đã ly biệt cách đây hơn 50 năm, hiện giờ nơi đây toàn là nhà bằng bê tông 2 tầng, thật sự không đẹp bằng nhà cũ lợp lá. Hành trình này chúng tôi đi từ Pontianak đến Kuching khoảng cách 422 km. Nếu bắt xe khách đường dài thường mất 9 tiếng đồng hồ.

Cuối cùng cũng thấy được quê hương, mẹ tôi nghĩ như thế nào ? Bà nói “sau này người khác hỏi Andjongan như thế nào mẹ có thể trà lời rồi”. Ai đó đã từng nói Andjongan, Singkawang đã thay đổi rất nhiều, đã tiến bộ hơn trước, nhưng bà ấy trông có vẻ không thấy gì. Nhưng Bojonegoro thật sự đã thay đổi, nhà của họ đã được sửa sang lại, con kênh lúc truớc giờ cũng không còn.

Vùng Kalimantan chủ yếu nói tiếng Hakka, nhưng ông bà ngoại tôi lại nói tiếng Hakka không giống nhau. Hai nơi cách xa nhau. Ông ngoại có nền tảng gia đình tốt, khi bà ngoại được gả cho ông tôi, bà được cho một con bò làm của hồi môn, nhờ người đưa đến cho ông ngoại, chính là vùng Andjongan. Mẹ vẫn nhớ và kể lại năm đó chạy nạn, con bò đó được mua với giá rất thấp, đó là một con bò cái có thể sinh con.

Chúng tôi đến Andjongan không có việc gì làm, đeo trên người chiếc đồng hồ vàng đắt tiền của mợ, đi đến chợ mua một vài miếng chuối chiên, người chủ và chúng tôi cùng nhau trò chuyện hỏi về nguyên nhân vì sau lại đến đây, người cha của bà chủ bán chuối nhìn mẹ tôi và nói “Nhà cô ở phía trước”, mẹ của tôi giống ông ngoại, nên không cần hỏi chỉ cần nhìn vào là biết con của ai.

"Tôi thật sự không cảm thấy giống chút nào" mẹ của tôi nói. Nhưng gương mặt rạng rỡ của bà giống như nhận được một giấy thông hành trở về nhà.

Lái xe khách tốc độ cao hai lần, cũng không biết nên chụp gì, chỉ biết là nhanh chóng xuống xe, nhìn qua những khung cảnh đi qua, chụp ảnh nhóm qua những ngọn núi đồi người dân địa phương chăn lợn heo. Không thì không thấy gì để chụp hết.

"Mẹ rời khỏi nơi này sớm hơn bà ngoại, đưa em lớn ra xe, và giúp nó tắm bên sông" bởi vì bà ngoại vẫn muốn tìm một vài thứ, ven đường có người giúp đỡ mẹ và em của mẹ, mới đến được tiệm vàng của anh họ tại Pontianak. Nhưng những gì diễn ra tại ngày ra đi ấy, bà lại không nhớ được gì.

"Khi chạy nạn, mẹ vừa mới nấu cơm xong, thì lập tức mang trên đường ăn luôn" người bạn thơ ấu của mẹ là A Vĩnh, hiện tại đang sống Pontianak gần Bojonegoro. Năm đó hai mươi tuổi, bà nhớ ngày đó là ngày 15 tháng 6 năm 1967, mẹ rời khỏi sớm hơn bà ngoại. Đó là sau sự kiện đảo chính quân sự 930.

Như hôm nay không như năm đó, chỉ mất hai ngày có thể trở về nơi mà họ ra đi hơn nửa đời người, nhưng nó cũng đầy những thử thách khác nhau. Hai năm trước Pontianak mở đường mới, không còn lòi lõm nữa, nhưng tôi lại bị say xe. Người dì sống tại Indonesia, bị viêm dạ dày, buổi chiều lại bị tiêu chảy, tối phải đưa đến bệnh viện. Những người còn lại trong chúng tôi ai cũng bị tiêu chảy. Sau này ngồi đúc kết thì tất cả đều ăn đồ ăn giống nhau : chuối chiên, dùng dao rỉ cắt thơm dứa, và uống trà của ông chú.

Chúng tôi đi từ hướng Andjongan - Pontianak đến Bojonegoro. Rõ ràng là không hẹn trước, nhưng một vài người trong con phố, nghe có người đến, mọi người đều tập trung đến xem, ngay từ ánh mắt đầu tiên liền nhận ra mẹ tôi. Một người nam ở trần là thợ may, người này ngưng việc chỉ vào trong làng nói rằng ông Vinh hiện nay làm việc không nổi nữa. Ông chưa bao giờ kết hôn nhưng lại có 3 cô con gái, nghe đồn một cô là gái bán hoa, nhưng mọi người đều nói cuộc sống cảu cô này thoải mái hơn trước.

Tất cả mọi người đều nói làm việc tốt sẽ có phúc báo, nhưng gia đình cậu mợ cưu mang giúp đỡ người nhà, cuối cùng lại “cây to gió lớn” bị quy tội hối lộ cảnh sát, cuối cùng lại có người đến cửa hàng quấy rối, không nhớ là biết bao lần phải đổi cửa hàng, may mắn thay con của cậu mợ đều trưởng thành, đi đến nơi khác, thậm chí quốc gia khác thành công và giúp đỡ gia đình. Hai vợ chồng cậu mợ cùng với người giúp việc đã thuê mướn ba mươi năm, trông coi ngôi nhà lớn ở Pontianak, ngôi nhà lớn đến nỗi một gia tộc có thể sống ở đây, nhưng mọi người đều bận rộn, các ngày nghỉ trong ngày cũng khác nhau, gần như không thể nào đoàn tụ hết tất cả.

Tin hot

回到頁首icon
Loading