:::

Lý do tái bùng dịch tại 3 “hình mẫu phòng dịch” Đài Loan, Việt Nam và Singapore

3 “hình mẫu phòng dịch” Đài Loan, Việt Nam và Singapore lần lượt thất thủ và tái bùng phát dịch trở lại. (Nguồn ảnh:《風傳媒》)
3 “hình mẫu phòng dịch” Đài Loan, Việt Nam và Singapore lần lượt thất thủ và tái bùng phát dịch trở lại. (Nguồn ảnh:《風傳媒》)

Dịch Covid-19 đã hoàng hành trên toàn cầu gần một năm rưỡi. Trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì Đài Loan, Singapore và Việt Nam có thể được coi là những tấm gương điển hình trong công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cả Đài Loan, Singapore và Việt Nam đều liên tiếp bùng phát dịch trở lại. Bắt đầu từ ngày 15/5, Đài Loan đột ngột ghi nhận thêm 180 ca xác nhận nhiễm Covid-19 nội địa, và chỉ trong 8 ngày liên tiếp tổng cộng đã ghi nhận thêm 2652 ca xác nhận nhiễm Covid-19 nội địa. Tại Việt Nam, tính từ ngày 27/4/2021 cho đến 13:40' chiều ngày 24/5, Việt Nam ghi nhận thêm 2.253 ca xác nhận nhiễm Covid-19 nội địa, nâng tổng số ca xác nhận nhiễm Covid-19 lên 5.308 ca. Những con số này cho thấy số ca lây nhiễm mới trong thời gian vừa qua tại Đài Loan và Việt Nam đều đạt mức cao kỷ lục. Riêng tại Singapore, mới tuần trước đã ghi nhận thêm 248 ca xác nhận nhiễm Covid-19 nội địa, một con số cao kỷ lục của Singapore kể từ tháng 4 năm ngoái. Theo phân tích của báo chí quốc tế, do công tác phòng chống dịch của ba tấm gương phòng dịch điển hình này dần bị buông lỏng, cộng với việc chưa có đủ lượng vắc xin để tiêm chủng phổ cập, là những nguyên nhân chính khiến dịch bệnh tái bùng phát nghiêm trọng trở lại.

 3 “hình mẫu phòng dịch” Đài Loan, Việt Nam và Singapore lần lượt thất thủ và tái bùng phát dịch trở lại. (Nguồn ảnh:《Our World in Data》)

Theo bài đăng trên trang báo Zingnews.vn cho biết, Đài Loan nằm trong số những nơi đầu tiên trên thế giới cấm khách nước ngoài gần như ngay sau khi Trung Quốc đại lục ghi nhận sự tồn tại của Covid-19. Những giới hạn nghiêm ngặt tại hòn đảo này tới nay vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên, cả người dân và giới lãnh đạo trên hòn đảo Đài Loan đều đã trở nên lơ là cảnh giác. Bệnh viện không còn quyết liệt xét nghiệm Covid-19, kể cả với người lên cơn sốt, trong khi đây là triệu chứng phổ biến của Covid-19, theo phó giáo sư Lin Hsien-ho, thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan.

Theo Our World in Data, vào giữa tháng 2, Đài Loan chỉ thực hiện 0,57 lượt xét nghiệm trên mỗi 1.000 người. Cùng khoảng thời gian ấy, tỷ lệ này ở Singapore và Anh lần lượt là 6,21 và 8,68 lần xét nghiệm trên 1.000 người. Đài Loan giảm thời hạn cách ly với những phi công chưa tiêm chủng của các hãng hàng không từ 14 ngày xuống lần lượt còn 5 và 3 ngày. Chỉ ít lâu sau, Đài Loan xuất hiện cụm dịch có liên quan tới một số phi công từng ở tại khách sạn gần sân bay Đào Viên. Nhiều người trong cụm dịch này sau đó được phát hiện mắc biến chủng B.1.1.7 - biến chủng lần đầu được phát hiện ở Anh. Virus sau đó len lỏi trong cộng đồng và lan đến những “phòng trà” - cơ sở giải trí người lớn tại Đài Bắc - Đài Loan. Nhiều người xét nghiệm dương tính nhưng đã không chịu tiết lộ việc từng đặt chân tới cơ sở giải trí người lớn. Điều này càng gây khó khăn cho công tác truy vết nguồn lây nhiễm. Theo phó giáo sư Alex Cook thuộc Đại học Quốc gia Singapore, trường hợp của Đài Loan thể hiện “rủi ro của chiến lược quá chú trọng vào kiểm soát biên giới mà không để tâm tới các biện pháp khống chế lây lan trong cộng đồng”.

 3 “hình mẫu phòng dịch” Đài Loan, Việt Nam và Singapore lần lượt thất thủ và tái bùng phát dịch trở lại. (Nguồn ảnh: báo mạng Việt Nam)

Xem thêm: One-Forty thiết kế tài liệu tuyên truyền bằng 4 thứ tiếng Đông Nam Á hỗ trợ lao động di trú nắm bắt thông tin phòng dịch

 

Zingnews.vn cho biết thêm, tình thế hoàn toàn khác tại Singapore. Dù số ca nhiễm ở mức thấp, các biện pháp phòng chống dịch vẫn được thực hiện nghiêm ngặt. Các buổi tụ tập công cộng được quy định tối đa 8 người, câu lạc bộ không được phép mở cửa, và các sự kiện đông người như đám cưới cũng bị giới hạn. Tuy nhiên, trong chiến lược của Singapore vẫn tồn tại khoảng trống. Tới cuối tháng 5, sân bay Changi - nơi có trung tâm mua sắm nhộn nhịp - đã trở thành cụm dịch lớn nhất trong năm nay của Singapore.

Nhà chức trách phát hiện một số nhân viên sân bay dương tính đã làm việc ở khu tiếp đón hành khách từ những quốc gia có rủi ro cao như vùng Nam Á. Một vài nhân viên trong số này ngồi ăn tại các quán ăn ở sân bay - nơi người dân có thể tự do lui tới - và càng làm virus lây lan. Nhiều người dương tính có liên quan tới sân bay được phát hiện nhiễm biến chủng B.1.617 - biến chủng siêu lây nhiễm xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ.

Vì lẽ đó, Singapore hiện tạm thời không cho người dân tự do qua lại trong nhà ga đón trả khách. Nước này cũng thông báo sẽ chia khu vực giữa hành khách tới từ vùng rủi ro cao và vùng rủi ro thấp. Nhân viên sân bay cũng được quây rào và phân bổ ra từng khu vực. Trên mạng, một số người đặt câu hỏi tại sao những biện pháp này không được thực hiện sớm hơn, trong khi những lỗ hổng tiềm tàng đã được chỉ ra từ một tháng trước. Nhưng một chuyên gia cho rằng việc biến chủng mới xuất hiện tại Singapore là điều “không thể tránh khỏi”. Singapore không thể đóng cửa hoàn toàn biên giới như Trung Quốc vì danh tiếng quốc gia và nền kinh tế của nước này gắn liền với vị thế của một trung tâm thương mại. Nếu nhìn vào nước Mỹ năm 2020, số ca nhiễm nghiêm trọng nhất của Mỹ không tới từ Trung Quốc mà từ những người từng du lịch châu Âu. Liệu Singapore có thể đóng biên giới với bao nhiêu quốc gia đây?”

Dù vậy, Singapore vẫn “ở trong vị thế rất tốt” để kiềm chế đại dịch. Số ca mắc tại Singapore chỉ bằng khoảng 10% của Anh sau khi xem xét tương quan dân số. Nói cách khác, Singapore đang siết chặt biện pháp chống dịch từ sớm để ngăn tình thế biến chuyển xấu đến mức virus có thể hoành hành.

Xem thêm: Phát tán thông tin dịch bệnh giả mạo sẽ bị xử phạt nặng nhất 7 năm tù giam, 3 triệu Đài tệ

Cũng theo Zingnews.vn cho biết, một vấn đề chung mà Singapore và Đài Loan cùng phải đối diện là vaccine. Trước đó, nhiều người dân của Đài Loan còn do dự tiêm vaccine khi tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt. Nguyên nhân chủ yếu là nỗi lo ngại về sự an toàn của vaccine AstraZeneca - loại vaccine chủ yếu tại Đài Loan hiện nay. Nhưng khi số ca nhiễm hiện giờ tăng mạnh, người dân Đài Loan lũ lượt kéo nhau đi tiêm chủng. Điều này làm nảy sinh vấn đề không có đủ vaccine vì Đài Loan mới nhận được 300.000 liều vaccine cho dân số 24 triệu người. Theo BBC, hai loại vaccine tự phát triển của Đài Loan có thể được đưa vào sử dụng sớm nhất là vào cuối tháng 7.

Điều tương tự cũng xảy ra tại Singapore. Khoảng 30% người dân tại đây đã tiêm ít nhất một liều vaccine, theo Our World in Data. Đây là tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á nhưng quốc gia này cũng bị hạn chế nguồn cung vaccine. Dù vậy, chính phủ Singapore dự kiến tiêm chủng cho toàn bộ người dân trước cuối năm nay. Ngày 10/5, hãng dược phẩm BioNTech (Đức) thông báo kế hoạch xây dựng trụ sở khu vực và cơ sở sản xuất vaccine tại Singapore vào năm nay. Cơ sở mới có thể đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2023, tạo ra tối đa 80 việc làm.

 3 “hình mẫu phòng dịch” Đài Loan, Việt Nam và Singapore lần lượt thất thủ và tái bùng phát dịch trở lại. (Nguồn ảnh:《聯合新聞網》)

Theo BBC News tiếng Việt cho biết, tại Việt Nam, các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng vẫn tiếp tục gia tăng. Hồi đầu tháng 5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên tiếp nhận cách ly y tế 54 trường hợp F1 của các bệnh nhân Covid-19, liên quan đến ổ dịch ở quán bar Sunny. Ổ dịch này khởi phát do đoàn chuyên gia Trung Quốc từng ghé đến vào ngày 23/4. Một chuyên gia trong số này được ngành y tế Trung Quốc phát hiện dương tính SARS-CoV-2 ngay khi về nước cuối tháng Tư. Riêng trong chiều 2/5, Vĩnh Phúc ghi nhận 5 ca bệnh Covid-19, đều là nhân viên quán karaoke Sunny (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), đều có tiền sử tiếp xúc gần với chuyên gia Trung Quốc nhập cảnh cách ly ngay từ ngày 9 đến 23/4 tại tỉnh Yên Bái và hoàn thành cách ly về địa phương.

 3 “hình mẫu phòng dịch” Đài Loan, Việt Nam và Singapore lần lượt thất thủ và tái bùng phát dịch trở lại. (Nguồn ảnh:《聯合新聞網》)

Bên cạnh đó Việt Nam còn phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép. Trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, công an phát hiện 46 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép ở Hà Nội. Theo báo Tuổi trẻ đưa tin, trong một diễn biến khác, hai người Trung Quốc đã trốn khỏi khu cách ly Trường Quân sự Thành phố (huyện Củ Chi), TP Hồ Chí Minh, vào tối 2/5 vẫn chưa được cơ quan chức năng tìm thấy. Hai người này nằm trong số 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị Công an quận 10 chuyển về khu cách ly tập trung Củ Chi cách đây 5 ngày. Huyện Củ Chi đã huy động lực lượng công an huyện xã, các tổ dân phố truy lùng các nhà trọ, các điểm lưu trú suốt đêm qua nhưng vẫn chưa tìm thấy.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading