:::

Những điều xảy ra trước và sau khi đến Đài Loan

Những điều xảy ra trước và sau khi đến Đài Loan

Kathy tham gia khóa học tiếng Hoa

Đối với những khán hộ công tôi nhận thấy họ có nhiều lý do để đi xa nhà làm việc, cách yêu gia đình và cả phương thức yêu bản thân cũng không giống nhau. Hôm nay tôi muốn kể với các bạn về một học sinh lao động nước ngoài (LĐNN) trong lớp tiếng Hoa.

Cô ấy tên là Kathy năm nay 30 tuổi, hiện đang làm việc tại Nam Đồn tp Đài Trung, chăm sóc một bác gái mắc bệnh mất trí. Từ năm 2010 đến nay, người chủ-bác gái được Kathy chăm sóc và Kathy đã trở thành người nhà của nhau, trên thực tế gia đình bác gái được Kathy chăm sóc cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến cô ấy. Cô ấy tự mình làm tất cả mọi việc liên quan đến chăm sóc và dẫn bác gái đi mọi nơi có thể, sự chăm sóc “ưu việt” của Kathy được xây dựng trên nền tảng “sự tin tưởng” và “mặc kệ”, hai chúng tôi mỗi khi nói đến vấn đề này đều có sự mâu thuẫn và cười gượng gạo.

Năm 2009, Kathy 21 tuổi, vừa kết hôn được 3 năm, lúc còn đi học cô ấy học rất chăm chỉ, mặc dù chỉ học hết cấp 3 nhưng được sự giới thiệu của thầy giáo trong trường Kathy được phép dạy học trong một trường tiểu học. Nhưng lương giáo viên lúc ấy tầm 1.000 Đài tệ/tháng, không đủ chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Kathy tính sơ qua, năm đầu tiên sau khi kết hôn đã sinh em bé, mỗi tháng khoảng tiền dành cho việc chăm sóc con khoảng 3.000~5.000 Đài tệ, chi tiêu cả gia đình tầm 10.000 Đài tệ. Ông xã của Kathy lúc ấy cũng không quan tâm chăm lo cho kinh tế gia đình và con cái, việc đồng án thì bữa đực bữa cái. Việc khiến cho Kathy buồn nhất là vào những lúc khó khăn ấy, bố đẻ của Kathy lại hay lén lén cho cô ít tiền, bố hay nói “không sao” nhưng ngày nào cũng phải đi ra chợ bán Tempeh. Lúc bấy giờ, Kathy nghĩ hay là mình cũng ra nước ngoài đi làm như chị gái! Mình không muốn nhận tiền từ bố nữa!  

Chị gái của Kathy đã từng đi làm tại Singapor và Hong Kong, thời trước chị gái không thể gọi điện thoại đường dài thường xuyên về nhà được, nhưng người nhà sẽ nhận được hình do chị gởi từ nước ngoài về. Nhìn những tấm ảnh đi du lịch đi chơi của chị, Kathy nghĩ thì ra đi làm tại Hong Kong lại được nhiều ngày nghỉ đến vậy, sau này mình cũng sẽ đến Hong Kong làm việc, kiếm thật nhiều tiền! Nếu muốn đi làm việc tại nước ngoài cần thông qua công ty môi giới PJTKI/ PPTKIS (công ty môi giới này có giấy phép của nhà nước), Kathy không hỏi ý kiến của chị gái hay bạn bè mà lại cầu xin Allah. Vì khi ấy mỗi ngày Kathy đều cầu nguyện, xin Allah giúp mình tìm được một công ty môi giới tốt. Dường như Allah nghe thấy lời cầu nguyện của Kathy, một đêm nọ Kathy nằm mơ thấy một công ty môi giới, có địa chỉ cụ thể, công ty tại thị trấn cách nhà Kathy không xa. Ngày hôm sau Kathy tự mình đi tìm công ty môi giới trong mơ đó, và thật may mắn, cô đã tìm được!

Kathy đem theo hình, sổ hộ khẩu (tiếng Indonesia: Kartu Keluarga) đến đồn cảnh sát xin giấy xác nhận không tiền án tiền sự (SKKB), bằng tốt nghiệp, nộp 5.000 Đài tệ phí môi giới; tiếp đến Kathy sẽ phải đến ký túc xá Malang của môi giới tại tp Đông Java. Ngày 16/9 Kathy đến công ty môi giới, chưa đến hai tuần sau cô được thông báo đã được tuyển sang Đài Loan làm việc. Nhưng Kathy chưa thể bay sang Đài Loan ngay, mà phải chờ đến tháng 1 năm sau. Những ngày tháng chờ đợi mòn mỏi ấy dùng để học tiếng Hoa, sáng 8 giờ đến 12 giờ trưa học tiếng Hoa; chiều 1 giờ đến 4 giờ học tiếng Hoa; ngoài ra còn có lớp dạy về nấu nướng, tắm cho người già, đo huyết áp, hút đờm. Kathy trong lòng mong muốn nhanh chóng sang Đài Loan làm việc, thấy giờ học trôi qua lâu quá, cũng chẳng nghĩ học những thứ này đã đủ dùng hay chưa? Trước khi đến Đài Loan Kathy phải thông qua một cuộc thi, cô ấy còn nhớ phòng thi rộng lớn được chia làm 4 khu vực, mỗi khu vực đều có 3 người chấm thi, mỗi thí sinh dựa theo số thứ tự của mình đến từng khu vực để thi. Khu vực thứ nhất là làm việc nhà: thi thay ra bọc gường, chùi rửa toilet. Khu vực thứ hai là thi về chăm sóc, một người sẽ giả làm người được chăm sóc nằm trên giường, thí sinh sẽ thi về đẩy xe lăn, giúp đỡ người bệnh lên xuống giường. Khu vực thi thứ 3 là về nấu nướng, đi nước nào sẽ thi nấu món ăn đặc trưng của nước đó, Kathy nhớ lại nếu đi Hong Kong sẽ nấu món mì xào Quảng Đông, đi Đài Loan sẽ nấu món gà chua ngọt kiểu Đài. Sau cùng là vòng phỏng vấn, chỉ cần đọc thuộc bài “Tự giới thiệu về bản thân” là được, quá trình thi hết 5 giờ đồng hồ. Kathy mong muốn được đi Đài Loan nhanh nhanh và mong muốn của cô cũng trở thành sự thật. Kinh nghiệm làm việc không phải là điều kiện duy nhất, chỉ cần bạn chịu khổ “giỏi”, Kathy bị đưa đến một nhà nông vùng núi ở Hoa Liên cô không phải chăm sóc người già như khi ứng tuyển mà là cùng người được chăm sóc ấy làm việc đồng án. Việc này hoàn toàn nằm ngoài dự tính của Kathy, trong 3 năm làm việc tại Hoa Liên Kathy không biết đến ngày nghỉ là gì? Cũng không biết xã hội Đài Loan ra sao? Không cách nào học tiếng Hoa cùng gia đình chủ, chỉ có sự dặn dò về công việc mà thôi. Trong 3 năm đó tiền lương mỗi tháng của Kathy là 15.840 Đài tệ, môi giới sẽ trừ trực tiếp khoảng 9.000 Đài tệ phí vay mượn trong vòng 12 tháng. Không có ngày nghỉ, không thấy được tiền lương thực tế Kathy cứ nghĩ trước khi mình về Indonesia chắc sẽ để dành được ít tiền.

Từ một người chỉ muốn “sống chết kiếm tiền”, nay Kathy đã có lối suy nghĩ riêng về định nghĩa「công việc chăm sóc」.Khi nhớ lại lần ký hợp đồng thứ 3, lần đầu khi nhìn thấy bác gái bị mất trí tại Nam Đồn, Kathy thấy sao bác ấy tiều tụy quá, bác không có chút tự tin nào, Kathy muốn làm cho bác gái trở nên “xinh đẹp” hơn. Kathy trang điểm cho bác, cho bác màu quần áo sáng màu, những kỹ năng chăm sóc “ngủ quên” bao năm nay được cô “sử dụng lại” sau nhiều lần hỏi ý kiến bác sĩ khoa phục hồi chức năng. Sau khi dồn hết tâm huyết vào công việc chăm sóc, Kathy mới nhận thấy tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi và học tập bổ sung thêm kiến thức. Giờ đây Kathy thường dẫn bà cụ cùng đến lớp học tiếng Hoa, học trang điểm, dùng thời gian còn lại ở Đài Loan để đi khám phá cảnh đẹp nơi đây. Kathy đã ký hợp đồng 2 lần nên năm 2022 cô ấy sẽ kết thúc thời hạn làm việc tại Đài Loan 12 năm, cô ấy đang suy nghĩ về việc sớm trở về Indonesia trước khi kết thúc hợp đồng.

Có một điều tiếc nuối đối với Kathy, bố của cô đã mất khi cô đang làm việc ở nước ngoài được một năm rưỡi, đó là một“lỗ rỗng”trong trái tim mà cô không sao“vá”lại được. Làm việc xa nhà như một“thói quen”đối với con cái và người nhà của Kathy nên cô muốn sớm trở về để“vá”lại“lỗ rỗng”trong tim ấy cho người thân và cho cả chính mình.

Mỗi một lao động nước ngoài, chăm chỉ làm việc tại một đất nước nào đó, cống hiến thời gian, trí tuệ cho một gia đình/công ty, chúng ta có bao giờ nghĩ rằng chính họ cũng có điều “nối tiếc”? Họ sẽ ra sao? Tôi không có đáp án, chỉ hy vọng chúng ta không chỉ cho họ“vật chất”mà hãy cho họ biết rằng họ còn có một“sức mạnh”khác nữa!

Bài: Guan An Ni (người phụ trách Văn phòng văn-sử 1095)

Kathy tham gia lớp học tiếng Hoa, đang giải thích về sự khó chịu của cơ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading