:::

Những kiến nghị đối với việc khám chữa bệnh tại Đài Loan của Cư dân mới

Những kiến nghị đối với việc khám chữa bệnh tại Đài Loan của Cư dân mới

Cư dân mới là một trong năm cộng đồng chiếm tỉ lệ cao trong hệ thống dân số Đài Loan, họ đến Đài Loan không chỉ là do kết hôn mà còn do du học, làm việc, kinh doanh ... có một số ít là do di dân đến; những người được gả đến Đài Loan đa phần đến từ các quốc gia Đông Nam Á hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc. Cư dân mới do đến từ những quốc gia khác nhau nên sẽ có những tập tục văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, điều này góp phần làm phong phú hơn cho xã hội Đài Loan, là một nhân tố đóng góp cho sự phát triển đa văn hóa Đài Loan.

Một trong nhưng khó khăn trong việc khám chữa bệnh đối với Cư dân mới là khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ (ảnh: bác sĩ Pang-wen Quan cung cấp)

(1) Thời gian nộp Bảo hiểm y tế không được“liên tục": vấn đề này đã từng nhiều lần phản ánh với Chính phủ, một số địa phương thành phố đang lên kế hoạch hỗ trợ cho giai đoạn khám thai khi“chờ”bảo hiểm cho Cư dân mới. Những Cư dân mới là nữ giới trước khi đi khám bệnh cần hỏi thêm những thông tin về hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh tại các Sở y tế địa phương, nhằm đảm bảo quyền lợi cá nhân.

(2) Nhờ đồng hương cùng đi khám bệnh chung và cố gắng học tiếng Hoa: khi đi khám bệnh có thể nhờ đồng hương biết tiếng Hoa cùng đi khám bệnh, hỗ trợ phiên dịch khi y bác sĩ thăm khám bệnh, như vậy sẽ tránh được những chuẩn đoán không chuẩn xác hay việc uống thuốc không đúng hướng dẫn - nhất là những chị em Cư dân mới“không biết một chữ tiếng Hoa".

Cuộc sống về sau đa phần là sinh sống tại Đài Loan do đó việc nắm bắt những cơ hội học tiếng Hoa là rất cần thiết, như việc kết bạn với người Đài Loan, học tiếng Hoa về những từ ngữ dùng trong sinh hoạt cuộc sống trước sau đó học tiếng Đài sau. Sản phụ là Cư dân mới nếu điều kiện gia đình cho phép có thể đưa mẹ của mình sang Đài Loan để tiện chăm sóc trong quá trình sinh nở, ở cử... việc này cần thảo luận bàn bạc với ông xã và gia đình bên chồng; nếu mẹ không sang được thì việc ở cử (trong tháng sau sinh) nên làm theo những tập tục của Đài Loan, giữ sự hòa thuận trong gia đình.

 (3) Chú ý sự lễ phép: Đài Loan là một xã hội rất chú trọng sự lễ phép nên khi đi khám bệnh những câu xã giao như“xin chào bác sĩ!”,“xin chào chị y tá!”,“em cảm ơn chị!”,“cảm ơn nhiều!" ,“xin hỏi” ... ... nên sử dụng thường xuyên; người đến khám chữa bệnh có lễ phép thì nhân viên y tế cũng sẽ có những ứng xử“lễ phép" hơn.

(4) Chọn những y bác sĩ có“sự đồng cảm" để khám chữa bệnh:

Hãy hỏi những người bạn sinh sống lâu năm tại Đài Loan xem vị bác sĩ nào có“sự kiên nhẫn”và sự“đồng cảm”với Cư dân mới ? Những bác sĩ này ít nhiều đều có sự hiểu biết về tình hình các quốc gia ĐNÁ nên khi khám chữa bệnh sẽ nhẫn nại“lắng nghe”cũng như hỗ trợ thích đáng. Đa phần người dân Đài Loan đều rất thân thiện, thích giúp đỡ người khác, nên việc khám chữa bệnh sẽ không gặp khó khăn lắm đâu!

(5) Đến khám chữa bệnh tại những bệnh viện「xem trọng」Cư dân mới:

Làm thế nào để biết bệnh viện đó có 「xem trọng」Cư dân mới hay không? Có thể tìm hiểu xem bệnh viện đó có Phòng khám chữa bệnh dành cho Cư dân mới/ người nước ngoài hay không? Có Tờ rơi giáo dục sức khỏe đa ngôn ngữ hay không? Ví dụ: bệnh viện Từ Tế huyện Hoa Liên từ năm 2012 đã thành lập Phòng khám Cư dân mới, cung cấp cho Cư dân mới một môi trường khám chữa bệnh thân thiện như : (1) hợp tác về phiên dịch mua sắm trên mạng cho đồng hương, sẽ có thông dịch viên khi Cư dân mới đến khám chữa bệnh, hỗ trợ nhanh chóng cho quá trình khám – hỏi – điều trị; (2) Hỗ trợ xin trợ cấp khám chữa bệnh; (3) Tư vấn và tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại các địa bàn trong huyện Hoa Liên; (4) Cung cấp Tờ rơi giáo dục sức khỏe đa ngôn ngữ

(6) Nên đến khám chữa trị bệnh sớm:

Khi bệnh còn chưa nặng nên đến bệnh viện điều trị đừng để bệnh trở nặng mới chịu nhập viện, như vậy sẽ tăng sự khó khăn cho việc điều trị bệnh và sự nguy hiểm cho tính mạng, tiền bạc và thời gian chữa trị cũng sẽ lâu và cao hơn. Nền y tế Đài Loan rất tốt, chi phí điều trị không cao lại rất tiện lợi, nên đừng tự“kéo dài”thời gian bệnh, hãy nhanh chóng đi chữa trị.

(7) Website thông tin hữu dụng khi khám chữa bệnh:

Ví dụ 1: Sổ tay làm mẹ đa ngôn ngữ (tiếng Việt Nam, tiếng Thái Lan, tiếng Myanmar, tiếng Indonesia và tiếng Anh) của Bộ Y tế & Phúc lợi

https://www.hpa.gov.tw/Pages/EBook.aspx?nodeid=1142

Ví dụ 2: Người nước ngoài và người nhà có cần tham gia đóng bảo hiểm hay không? Thủ tục ra sao?

https://www.nhi.gov.tw/Content_List.aspx?n=62969A3F0BCAB383&topn=0B69A546F5DF84DC

Ví dụ 3: quá trình hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho Cư dân mới khi chưa có hộ khẩu

https://www.nhi.gov.tw/Content_List.aspx?n=CD44CFAC1B3DB345&topn=5FE8C9FEAE863B46

 Đài Loan là xã hội tự do dân chủ, nguồn hỗ trợ y tế cũng rất phong phú, Cư dân mới do sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ nên khi khám chữa bệnh tại Đài Loan sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Trước mắt những chính sách về khám chữa bệnh có sự chưa hoàn thiện, hy vọng Chính phủ Đài Loan sẽ có thái độ“bao dung”hơn, xem trọng hơn những quyền lợi của Cư dân mới để sau này có sự điều chỉnh/ sửa đổi thích hợp hơn trong chính sách khám chữa bệnh.

Tác giải/ bác sĩ Pang-wen Quan khoa sản phụ bệnh viện Từ Tề - Hoa Liên

 

 

 

 

Một trong nhưng khó khăn trong việc khám chữa bệnh đối với Cư dân mới là khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ (ảnh: bác sĩ Pang-wen Quan cung cấp)

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading