img
:::

Ủy viên lập pháp thành lập “Biệt đội phòng chống lừa đảo” ngăn chặn tình trạng lừa đảo chuyển tiền qua chợ đen

Ủy viên lập pháp thành lập “Biệt đội phòng chống lừa đảo” ngăn chặn tình trạng lừa đảo chuyển tiền qua chợ đen. (Ảnh: Lấy từ tư liệu buổi họp báo)
Ủy viên lập pháp thành lập “Biệt đội phòng chống lừa đảo” ngăn chặn tình trạng lừa đảo chuyển tiền qua chợ đen. (Ảnh: Lấy từ tư liệu buổi họp báo)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Nhằm ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều lao động di trú bị lừa tiền thông qua dịch vụ chuyển tiền tại chợ đen, thời gian qua, Bộ Lao động đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, lập danh sách các doanh nghiệp chuyển tiền hợp pháp được Ủy ban Quản Lý Giám sát Tài chính thông qua, yêu cầu công ty môi giới chủ động cung cấp thông tin cho người lao động, nhằm hạn chế tối đa các vụ việc bị lừa đảo vì chuyển tiền qua chợ đen.

“Biệt đội phòng chống lừa đảo” do nhiều ủy viên lập pháp cùng nhau thành lập. Tại buổi họp báo, ủy viên cho biết, hiện nay các vụ việc lao động di trú Việt Nam bị lừa đảo chuyển tiền qua chợ đen xảy ra ngày càng nhiều, trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi của người lao động. Việc thiếu sát sao trong quản lý dịch vụ chuyển tiền cũng đã tạo lỗ hổng cho các băng nhóm lừa đạo lợi dụng. Vì vậy, các ủy viên kêu gọi chính phủ cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn nhằm tăng cường phòng ngừa tình trạng chuyển tiền chui phi pháp.   

Xem thêm: Bình Đông khai giảng khóa học tiếng Indonesia, tiếng Việt thuộc chuỗi hoạt động tìm hiểu văn hóa Đông Nam Á

 Ảnh tuyên truyền tại @Line, giúp lao đông di trú nắm bắt được thông tin chính xác nhất. (Ảnh: Sở Phát triển Nhân lực thuộc Bộ Lao động)

Trạm Phục vụ lao động di trú tại sân bay và khóa học tại Trung tâm dịch vụ một cửa cũng sẽ phối hợp tuyên truyền cho lao động di trú nhập cảnh lần đầu, đồng thời phát “Sổ tay những điều cần lưu ý dành cho lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan”, phát sóng các chương trình phát thanh bằng nhiều ngôn ngữ, cung cấp thông tin bảo vệ quyền lợi cho người lao động nước ngoài trên trang web và thông qua nhiều kênh khác như @ Line, hotline 1955 và Facebook nhằm nhắc nhở người lao động cần cảnh giác khi chuyển tiền về cho gia đình, cần tìm các đơn vị chuyển tiền hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho bản thân.

Xem thêm: Tổng đài 1955 bị kẻ xấu mạo danh, Bộ Lao động kêu gọi lao động nước ngoài cần cảnh giác

QuickPay và Eastern Union là hai đơn vị chuyển tiền hợp pháp có hợp tác với Ủy ban Giám sát Tài chính. (Ảnh: Lấy từ QuickPay)

QuickPay và Eastern Union hiện là hai đơn vị chuyển tiền hợp pháp, đã được Ủy ban Giám sát Tài chính cấp phép. Người lao động có thể sử dụng ứng dụng trên điện thoại di động để gửi tiền nhanh chóng, tiết kiệm và an toàn. Ngoài ra, các công ty trung gian đa quốc gia cũng được ủy quyền theo quy định của Sở Phát triển Lao động, tuân thủ các quy định của Ủy ban Giám sát Tài chính, để cung cấp thêm một kênh gửi tiền hợp pháp khác cho người lao động.

Tin hot

回到頁首icon
Loading