Nhằm khuyến khích con em tân di dân trở về quê hương cha mẹ, thực hiện chăm lo cho cuộc sống gia đình, học tập ngôn ngữ và trải nghiệm giao lưu văn hóa, và trở về Đài Loan chia sẻ trải nghiệm sau khi trở về Đài Loan. Năm nay Sở Di Trú đã mở rộng tổ chức “ Dự án bồi dưỡng thế hệ thứ hai tại hải ngoại năm 108”, kết hợp với kỳ nghỉ mùa đông và mùa hè, đây là lần đầu tiên tổ chức kết hợp vào hai màu nghỉ lễ. Vào ngày 15 tháng 6 Lễ hội chèo thuyền chào mừng dự án đã được tổ chức. Sở Phó Sở Di Trú cho biết các thế hệ thứ hai xuất sắc đã được chọn để giao tiếp với cộng đồng quốc tế thông qua cơ hội được trở về trên chính quê hương của mình và học cách giao tiếp với người thân. Các giáo viên và các nhân viên xã hội sẽ đi cùng các thế hệ thứ hai để thúc đẩy giáo dục đa văn hóa vàhướng dẫn các thế hệ thứ hai cách giao tiếp chủ động và tích cực, để sau khi trở về các thế hệ thứ hai có thể là các hạt giống phát triển quốc tế và chính sách Hướng Nam tương lai của quốc gia.
Sự kiện lần này, có khoảng 210 nhóm đăng ký, sau hội đồng xem xét tuyển chọn, có 8 nhóm và 24 giáo viên được chọn, 2 nhóm xã hội với 6 người, 1 nhóm đồng tuổi 3 người và 90 nhóm gia đình với 180 người. Tổng cộng, có 101 nhóm với 213 cá nhân, từ14 quốc gia hoặc khu vực như Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Hà Lan, Macedonia, khu vực Trung Quốc đại lục. Các nhóm được tuyển chọn sẽ cùng trở về quê cha hoặc mẹ cùng với phụ huynh của mình trong kỳ nghỉ hè, thực hiện chương trình nghiên cứu và trải nghiệm cuộc sống ít nhất 14 ngày, thông qua trải nghiệm hòa nhập vào văn hóa địa phương, hiểu ngôn ngữ và lợi thế văn hóa của chính các em, nhằm đạt được mục đích trâu dồi tài năng quốc tế.
Trải nghiệm đa văn hóa qua liên kết ngôn ngữ và tình thân gia đình
Một thế hệ thứ hai tên La Hoằng Kiệt có ông ngoại là chủ đồn điền trồng tiêu tại Indonesia và mẹ lớn lên từ nhỏ tại đây, mẹ của La Hoằng Kiệt chịu ảnh hưởng từ ông ngoại nên đã luôn sử dụng gia vị tiêu tại cửa hàng ăn của mình. Bạn nhận thấy tiêu không chỉ là gia vị yêu thích của gia đình, mà còn là biểu tượng văn hóa của Indonesia và Đài Loan. Do đó dựa La Hoằng Kiệt đã lấy chủ đề “Văn hóa tiêu Indonesia” cho dự án của mình, hy vọng thời gian này sống tại Indonesia, em có thể trải nghiệm quy trình trồng tiêu và quy trình làm các mặt hàng tiêu thủ công.
Bạn Trần Tịnh Hoa, một sinh viên khoa Xã hội học trường Đại học khoa học và kỹ thuật Bình Đông đang suy nghĩ về kế hoạch học tập và nền tảng gia đình đa văn hóa. Và mong muốn trở về quê mẹ thực hiện 5 cốt lõi chính trong dự án của chính mình đó là “Kết nối tình thân”, “Tham quan văn hóa”, nghiên cứu thức uống - ẩm thực” , “Giao lưu ngôn ngữ” và “Trải nghiệm môi trường làm việc”. Thông qua tương tác với người thân, Trần Tịnh Hoa hy vọng sẽ khám phá những quy tắc khắc biệt và tương đồng giữa văn hóa ẩm thực Thái Lan, Campuchia và Đài Loan.
Công bố kết quả của dự án và Chia sẻ kết quả học tập trải nghiệm vào tháng 11.
Nhằm giúp người tham gia hiểu hơn vầ kế hoạch hành trình của chuyến đi, Sở Di Trú đã mời cá nhân xuất sắc được chọn nhận giải năm 2018, bạn La Phẩm Huân và cha của mình La Tư Lạc, đến buổi ra mắt dự án để chia sẻ kinh nghiệm cũng như cảm nhận về đa văn hóa, và chia sẻ các ý tưởng khác biệt đã giúp chiến thắng, cũng như cách thức trình bày kết quả báo cáo tốt.
Sở Phó Sở Di Trú ông Lương Quốc Huy hiện nay có hơn 540.000người nước ngoài kết hôn định cư tại Đài Loan, số lượng tân di dân chính thức tại Đài Loan đã hơn 410.000 người. Ngôn ngữ và lợi thế đa văn hóa là một động lực quan trọng để thúc đẩy đa dạng hóa quốc tế Đài Loan. Sở Di Trú sẽ xem xét các kết quả từ các ứng cử viên tham gia, và sẽ chọn lựa 12 nhóm để trao tặng giải thưởng 5000 NTD. Kết quả sẽ được công bố tại Mạng thông tin phát triển đào tạo bồi dưỡng Tân di dân, những ai quan tâm muốn tham gia xin vui lòng vào trực tiếp website để tìm kiếm và tải về các chứng từ liên quan, Sở Di Trú hy vọng thông qua các hoạt động tổ chức cho tân di dân có thể giúp cho cộng đồng hiểu nhiều điều tích cực hơn về văn hóa cộng đồng tân di dân.