img
:::

Đài Loan tiếp tục phát hiện thêm nấm cục Truffle quý hiếm loại màu trắng của Đài Loan

Đài Loan tiếp tục phát hiện thêm nấm cục Truffle quý hiếm loại màu trắng của Đài Loan

Cái tên nấm cục Truffle bắt nguồn từ chữ Latin “tūber”, có nghĩa là “sưng, cục”. Vì thế, ở Việt Nam truffle còn được gọi là nấm cục. Nấm truffle là một đặc sản của châu Âu, chỉ có thổ nhưỡng và khí hậu ở một vài vùng đất đặc biệt nơi đây có thể sản sinh tự nhiên những cây nấm truffle có hương thơm tinh túy bậc nhất. Phải vậy, người ta không ăn truffle lấy vị, mà vì hương thơm không thể cưỡng từ của nó. Nó có hình dạng giống một củ khoai tây xù xì, kích thước có thể từ 20 g – nhỏ xinh như trái dâu tây cho tới 200 g – to cỡ quả trứng đà điểu. Cá biệt có những cây nấm kích thước khổng lồ nặng tới xấp xỉ 1 kg. Khi cắt lát, thịt nấm có vân sậm màu. Nấm truffle được chia thành nhiều loại, nhưng phổ biến nhất trên thị trường là truffle đen và truffle trắng.

Theo bài đăng trên trang Radio Taiwan International cho biết, Đài Loan lại phát hiện nấm cục(Truffle)trắng giống loài bản địa Đài Loan. Năm 2019 Phòng Thực nghiệm lâm nghiệp Đài Loan cho biết phát hiện nấm cục Tuber elevatireticulatum giống loài bản địa Đài Loan lần đầu tiên và đến ngày 30/3/2021 Phòng Thực nghiệm lâm nghiệp Đài Loan lại tuyên bố lại 1 lần nữa phát hiện nấm cục trắng Lithocarpus konishii.

Xem thêm: Con em của di dân mới học làm phim ngắn đạt giải “Dự án dệt ước mơ”

Loài nấm mới phát hiện này được gọi là nấm cục Lithocarpus konishii là do nhân viên Phòng Thực nghiệm lâm nghiệp Đài Loan phát hiện loài nấm cục này ký sinh trên đất quanh rễ của cây Lithocarpus konishii trong rừng Duona của Trung tâm Nghiên cứu Lục Qui, Cao Hùng nên lấy tên này đặt cho nấm cục mới phát hiện. Sau khi phát hiện loại nấm cục này Phòng Thực nghiệm lâm nghiệp tiến hành thăm dò kỹ hơn tại các vùng núi có độ cao tương tự khu rừng Duona ở Cao Hùng, Bình Đông và Đài Đông. Sau hơn 1 năm khảo sát không mang lại tiến triển mới, đến năm 2020 đội khảo sát mới phát hiện nơi sinh trưởng thứ 2 của nấm cục Lithocarpus konishii tại đường rừng Ligavon và liên tục đào được 17 cây nấm cục lớn nhỏ khác nhau có đường kính từ 0,1 - 3 cm.

Trưởng phòng Tăng Ngạn Học nói: “Công tác tìm nấm cục đã tiến hành được 20 năm, vừa đúng phát hiện ra nấm cục. Việc tìm nấm cục thì phải nhờ vào chó hay heo đã được huấn luyện, hiện nay tại Đài Loan thì nhờ nhân lực. Hiện tại chúng tôi đang thực nghiệm trồng 2 loại nấm này. Trong tương lai nếu như có thể phát triển ngành này thì có thể thông qua thử nghiệm của chúng tôi để sản xuất 2 loại nấm này với sản lượng khả quan.”

Radio Taiwan International cho biết thêm, nấm cục trắng nổi tiếng thế giới chủ yếu sinh trưởng tại nước Ý, Pháp , Áo. 5 năm trở lại đây, mỗi năm Đài Loan bình quân nhập khẩu 210 tấn nấm cục. Loại nấm cục trắng giống bản địa mà Đài Loan phát hiện có mùi khác biệt so với nấm cục trắng của các nước châu Âu.

Xem thêm: Thành lập “Ủy ban Công tác xúc tiến thiết lập và liên kết ngành CNTT-TT Đài Loan tại các quốc gia trong khu vực chính sách hướng Nam mới”

Nhân viên nghiên cứu Phó Xuân Húc cho biết, nấm cục của Đài Loan có mùi thơm nhẹ hơn, 1 số thì có mùi thơm của hoa, 1 số khác thì có mùi của hoa hồng, điểm tương đồng là nó có tính thẩm thấu. Đây là mùi mà tôi có thể chấp nhận. Tuy nhiên sở thích của mỗi người khác nhau nên không có cái gì là dở, mỗi loại nấm đều đó nét đặc biệt của nó. Chúng ta phát triển nấm cục chậm hơn các nước ở châu Âu. Lịch sử phát triển nấm cục ở châu Âu đã hơn 100 năm, nhưng việc phát nấm cục bản địa của Đài Loan có khả năng sẽ phát triển nhanh hơn trong tương lai.”

Cũng theo Radio Taiwan International cho biết, hiện nay nấm cục Tuber elevatireticulatum giống loài bản địa Đài Loan đã được chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp nghiên cứu khai phá. Phòng Thực nghiệm lâm nghiệp cho rằng nấm cục Lithocarpus konishii thích hợp dùng trong công nghệ thực phẩm, dự đoán cần có 8 năm để phát triển trồng trọt và trong vòng 10 năm mới có thể sản xuất lượng lớn.

Đài Loan tiếp tục phát hiện thêm nấm cục Truffle quý hiếm loại màu trắng của Đài Loan. (Ảnh: trích dẫn từ 環境資訊中心 Trung tâm thông tin môi trường Đài Loan

Tin hot

回到頁首icon
Loading