Theo bài đăng trên Radio Taiwan International cho biết, trong quy định của Luật Bình đẳng giới tính việc làm, người lao động (chồng) trong thời gian người vợ sinh nở, chủ thuê phải cho người lao động được nghỉ 5 ngày có lương để chăm sóc sản phụ, gần đây có công ty và cơ quan chủ quản lao động tại địa phương đã gửi công hàm để xin tư vấn, nếu vợ của lao động sinh nở ở nước ngoài, nếu người chồng không ra nước ngoài để đi chăm sóc sản phụ thì có được phép nghỉ những ngày nghỉ này không.
Xem thêm: Nguồn gốc Lễ hội đốt pháo Hàm Đan ở Đài Đông
Ngày 15/4, Vụ trưởng Huỳnh Duy Sâm Vụ Bình đẳng việc làm và điều kiện lao động Bộ Lao động đã chỉ ra, căn cứ theo mục đích lập pháp, lúc trước đưa ra chính sách ngày nghỉ chăm sóc sản phụ là hi vọng người (chồng) lao động có thể ở bên cạnh người vợ chăm sóc sau khi sinh nở, nhưng sau cuộc họp của các Ủy viên của Ủy ban Quy định pháp luật thuộc Bộ Lao động, phần lớn Ủy viên cho rằng việc chăm sóc có nhiều hình thức, trong đó việc gọi điện thoại, gọi Video call cũng có thể bày tỏ sự quan tâm; vì thế khi người vợ của lao động sinh con ở nước ngoài, người lao động không thể ở cạnh bên để chăm sóc, nhưng thực tế là vợ của lao động này vừa sinh nở, nên chủ thuê cũng phải để người lao động được nghỉ để chăm sóc sản phụ.
Ông Huỳnh Duy Sâm nói: “Đương nhiên là cũng có thể xin nghỉ 1 ngày, 2 ngày hoặc 3 ngày, nhiều nhất là 5 ngày, dù không thể thật sự xuất cảnh, hay quay trở lại, nhưng vẫn có thể xin nghỉ phép này, chỉ cần việc sinh con này là thật.”
Radio Taiwan International cho biết thêm, cũng theo ông Huỳnh Duy Sâm cũng bày tỏ, căn cứ theo quy định Luật Bình đẳng giới tính việc làm, thời hạn để xin nghỉ phép này là trong vòng 15 ngày trước và sau tính từ ngày phối ngẫu sinh con, người lao động có thể xin nghỉ 5 ngày phép chăm sóc sản phụ trong thời hạn này, vẫn được nhận lương đầy đủ. Do Luật này được đưa ra vào năm 2002, lúc bấy giờ công nghệ vẫn chưa phát triển như bây giờ, nên phần lớn các ủy viên cho rằng cũng cần phải có giải thích luật mới phù hợp với thời đại ngày nay.