Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ( hay còn gọi là Công ước Washington – viết tắt CITES) đã cấm buôn bán sừng tê giác trên toàn cầu, tuy hiện vấn nạn này vẫn còn tồn tại rộng rãi trên thị trường chợ đen. Vì sự mê tín của nhiều người tại các nước Châu Á, hoạt động săn bắt trộm vẫn tiếp tục diễn ra. Do đó gần đây các kiểm lâm viên tại Công viên quốc gia Kaziranga, Ấn Độ đang cố gắng bảo tồn loài tê giác một sừng có nguy cơ tuyệt chủng, với hy vọng sẽ duy trì sự sống sót của loài động vật này.
Nhằm chống lại nạn săn trộm bất hợp pháp, chính quyền Ấn Độ sẽ phá hủy các ngôi nhà bất hợp pháp trong khu vực công viên và thành lập “Lực lượng đặc biệt bảo vệ tê giác” do quân đội chỉ huy, để đặc biệt bảo vệ loài vật có nguy cơ tuyệt chủng này.
Năm 2018, khoảng 2.143 con tê giác một sừng được tìm thấy tại Vườn quốc gia Kaziranga. Tuy nhiên, số lượng của chúng tiếp tục giảm trong môi trường sống bị thu hẹp và bị đe dọa từ nạn săn bắn trộm. Theo các phương tiện truyền thông địa phương, vào tháng 1 năm nay, 3 con tê giác một sừng đã bị giết bởi những kẻ săn trộm, vì sừng của chúng có thể có giá lên tới 130.000 euro tại chợ đen địa phương, tại Ấn Độ đây được xem là nguồn thu nhập khổng lồ.
Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp Assam; năm 2014 có khoảng 27 con tê giác một sừng đã bị giết bởi những kẻ săn trộm, trong khi năm 2015 là 16 và 12 vào năm 2016. Mặc dù số lượng kiểm lâm viên đã tăng lên và hiện có đến 700 người, để kiểm soát ngăn chặn nạn săn bắn trộm, nhưng một con tê giác đã bị giết. Năm 2017 đã có 7 con tê giác đã bị giết và năm 2018 có 6 con bị giết. Nạn săn bắn phi pháp đã được giảm nhưng chưa loại bỏ được hoàn toàn.
Công viên quốc gia Kaziranga nằm tại bang Assam Ấn Độ, được biết đến là nơi có nhiều tê giác một sừng (còn được gọi là tê giác Ấn Độ) và nhiều loài vật có nguy cơ tuyệt chủng khác như hổ, voi, voi và báo. Được biết đến là khu bảo tồn thiên nhiên, tránh xa khu vực dân cư không phiền đến con người. Vào năm 1985, công viên này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.