Người sáng lập Giảng đường Jiudi (諦學堂) là một tân di dân đến từ Hongkong cô Lý San Tài cùng với các tân di dân đến từ các quốc gia Hướng Nam đã cùng nhau mở các lớp học ngôn ngữ với nội dung là cá khóa học mở rộng bằng ngôn ngữ Lào, Hindi và các ngôn ngữ khác. Khóa học giúp các tân di dân sống tại Đài Loan có cơ hội được dạy chính ngôn ngữ của mình, tăng thu nhập kinh tế, đồng thời dễ dàng hóa nhập hơn với cuộc sống mới tại Đài Loan.
Theo Nownews cho biết , cô Siti Nurholisoh thường hay nói “Terima kasih” trên bục giảng, và các sinh viên của cô đồng thới cũng lập lại câu nói đó, đây là tiếng Indonesia có nghĩa là “cám ơn”, đây là từ thông dụng thường xuyên được luyện tập trên lớp học. Các lớp học của Jiudi được đứng giảng bởi các tân di dân và các sinh viên nước ngoài đến từ Đông Nam Á hiện đang học tập tại Đài Loan có mong muốn trở thành giáo viên ngôn ngữ, lớp học của cô đã giúp rất nhiều người Đài Loan có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận văn hóa Đông Nam Á.
Cô Siti Nurholisoh hiện đang học tại trường Đại học Sư Phạm quốc gia Đài Loan (NTNU), tại thời điểm đó cô phát hiện cô hội làm việc tại Giảng đường Jiudi (諦學堂), do đó vào năm 2017 Siti Nurholisoh đã gửi CV và lý lịch của mình để ứng tuyển công việc trống, sau đó cô được nhận và bắt đầu trở thành giáo viên dạy tiếng Indonesia trong trường.
Siti Nurholisoh học tại Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan (NTNU) và tại thời điểm đó, cô phát hiện ra các cơ hội việc làm trong trường, cô đã đưa ra lý lịch của mình và năm 2017, cô bắt đầu dạy tiếng Indonesia tại giảng đường.
Cô Siti Nurholisoh cho biết thực ra nhiều người Đài Loan không biết về Indonesia. Các khóa học thu hút nhiều học sinh quan tâm đến đất nước Indonesia điều này đã làm cô ngạc nhiên. Có nhiều nguyên nhân giúp cho học viên có động lực học tiếng Indonesia ví dụ như trong gia đình có nhân viên chăm sóc người Indonesia, hôn phối là Indonesia, hoặc lên kế hoạch du lịch đến Indonesia.
Lã Cánh một nhân viên văn phòng cho biết, nguyên nhân anh học tiếng Indonesia là vì nhu cầu công việc, anh đến lớp học để học tiếng Malaysia, Philippine, và Indonesia để giao tiếp với các công nhân nhập cư và sinh viên đến từ Đông Nam Á tại Đài Loan. Một trường hợp khác là sinh viên Trần Quốc Chính thế hệ thứ hai tân di dân Indonesia mong muốn học tiếng Indonesia để có thể giao tiếp với nguời thân khi có dịp về quê mẹ.
Lã Cánh cho biết, Đài Loan đối với các hôn phối Đông Nam Á đã ra rất nhiều quy trình thủ tục, không chỉ là kết hôn tại nước bản địa Đông Nam Á, mà còn phải thông qua phỏng vấn của văn phòng đại diện Đài Loan tại bản địa, sau đó mới có thể đến Đài Loan đăng ký tiếp các thủ tục còn lại. Hiện nay Lã Cảnh nỗ lực học tiếng Indonesia vì mong muốn có thể làm việc tại Sở Di Trú (NIA), góp sức mình giải quyết các vấn đề liên quan đến tân di dân.