Sự phát triển điện gió của Đài Loan bắt đầu vào năm 2000, khi chính phủ ban hành "Các biện pháp trợ cấp lắp đặt hệ thống thị phạm điện gió". Sau đó, một số công ty như công ty Điện lực Đài Loan, công ty TNHH công nghiệp nặng Taishuo, và công ty Zhenglong căn cứ theo kế hoạch kể trên để tiến hành đầu tư phát triển các nhà máy điện gió. Nhà máy điện gió đầu tiên ở Đài Loan là Nhà máy điện gió Mailiao của Công ty công nghiệp nặng Taishuo. Năm 2012, chính phủ đã công bố "Các biện pháp khuyến khích thử nghiệm các hệ thống sản xuất điện gió ngoài khơi", khởi đầu cho sự phát triển của năng lượng gió ngoài khơi tại Đài Loan. Vào tháng 1 năm 2013, dự án thử nghiệm điện gió ngoài khơi của Đài Loan đã được mở thầu. Ba công ty là Điện gió Fuhai (Năng lượng Yong Chuan), Điện gió Haiyang (Doanh nghiệp Shangwei) và Công ty Điện lực Đài Loan đã thắng thầu. Tháng 4 năm 2017 Trạm phát điện điện gió Trúc Nam Phong Ocean của Công ty phát điện điện gió Hải Dương bước vào chuyển giao thương mại giai đoạn 1, đây là trạm phát điện điện gió ngoài khơi chính thức hoạt động đầu tiên của Đài Loan.
Theo bài đăng trên trang TAIWAN TODAY cho biết, Cục Năng lượng thuộc Bộ Kinh tế phối hợp với Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu Âu (EETO) tổ chức “Hội thảo điện gió ngoài khơi Đài Loan-Liên minh châu Âu 2021” (2021 EU-Taiwan Offshore Wind Power Seminar). Thứ trưởng Bộ Kinh tế Trần Chính Kỳ, Giám đốc Điều phối và Chiến lược Năng lượng thuộc Tổng cục Năng lượng, Ủy ban Châu Âu – bà Cristina Lobillo Borrero và Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu Âu Filip Grzegorzewski cùng tiến hành khai mạc hội thảo.
Thứ trưởng Trần Chính Kỳ cho biết: Nhằm đẩy nhanh việc phát triển năng lượng tái tạo của Đài Loan, Bộ Kinh tế đã đặt mục tiêu đạt 20% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2025. Dự kiến đến năm 2025, công suất thiết bị điện năng lượng mặt trời sẽ đạt 20GW và điện gió ngoài khơi đạt 5,7GW.
Các bài phát biểu chuyên đề tại hội nghị lần này được chia thành 2 chủ đề chính, chủ đề thứ nhất là “Áp dụng chính sách để xây dựng ngành điện gió có sức cạnh tranh” (Public policies enabling the emergence of a competitive offshore wind sector), mời Tổ trưởng Tổ Công nghệ Năng lượng thuộc Cục Năng lượng – ông Trần Sùng Hiến chia sẻ chính sách thúc đẩy 3 giai đoạn của điện gió ngoài khơi Đài Loan.
Xem thêm: Nữ vận động viên tài năng có mẹ là di dân mới với lòng yêu mến bộ môn cử tạ
Trong chủ đề thứ hai “Xây dựng cấu trúc chuỗi cung ứng công nghiệp” (Framework for building supply chains), hội nghị đã mời luật sư Rajib Pal của Công ty Luật Sidley Austin LLP (Mỹ) đến thảo luận về việc xây dựng chính sách điện gió ngoài khơi từ quan điểm khung pháp lý.
TAIWAN TODAY cho biết thêm, Tổ trưởng Tổ Công nghiệp Cơ khí và Kim loại thuộc Cục Công nghiệp – ông Lâm Hoa Vũ đã chia sẻ tình hình ngành điện gió Đài Loan hiện nay và nêu rõ Viện Hành chính đã phê duyệt 6 chiến lược cốt lõi vào tháng 12/2020. Chính phủ sẽ xây dựng các khu công nghiệp năng lượng xanh cũng như các khu nghiên cứu và phát triển ngành năng lượng xanh, cung cấp các kế hoạch năng lượng xanh có liên quan và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi châu Á.