img
:::

Giới thiệu một số phong tục trang trí trong ngày tết Nguyên đán của người Việt Nam

Tết đến xuân về, người người nhà nhà rộn ràng thu dọn nhà cửa, trang trí bày biện để tiễn năm cũ qua, đón chào năm mới sắp tới. (Nguồn ảnh: pixabay)
Tết đến xuân về, người người nhà nhà rộn ràng thu dọn nhà cửa, trang trí bày biện để tiễn năm cũ qua, đón chào năm mới sắp tới. (Nguồn ảnh: pixabay)

Giới thiệu một số phong tục trang trí trong ngày tết Nguyên đán của người Việt Nam

Thời báo Di dân mới toàn cầu / Tết đến xuân về, người người nhà nhà rộn ràng thu dọn nhà cửa, trang trí bày biện để tiễn năm cũ qua, đón chào năm mới sắp tới. Rất nhiều di dân mới đến từ Đông Nam Á cũng đều có phong tục ăn mừng tết Nguyên đán! "Tết Nguyên Đán" là cách gọi tết Âm lịch của người Việt, đây là một ngày lễ tết quan trọng bậc nhất đối với mỗi người Việt Nam, và cũng là ngày để gia đình đoàn tụ, sum vầy sau một năm vất vả làm việc.

Xem thêm: Rực rỡ sắc màu mùa xuân bên làng hương trăm tuổi Quảng Phú Cầu – Hà Nội

"Tết Nguyên Đán" là cách gọi tết Âm lịch của người Việt. (Nguồn ảnh: pixabay)"Tết Nguyên Đán" là cách gọi tết Âm lịch của người Việt. (Nguồn ảnh: pixabay)

Người Việt đón tết Nguyên đán như thế nào? Các phong tục như dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, thức đón giao thừa, chúc tết cho người thân và bạn bè tất cả đều có nhiều nét tương đồng với truyền thống của người Hoa. Để làm cho ngôi nhà có thêm không khí lễ Tết, thì việc trang trí nhà cửa là một việc vô cùng quan trọng! Có ba kiểu trang trí đón tết Nguyên đán của người Việt mà rất hiếm thấy ở Đài Loan, không chỉ làm tăng thêm không khí lễ hội mà còn có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Hãy cùng Thời báo Di dân mới toàn cầu tìm hiểu rõ hơn về các kiểu trang trí độc đáo trong ngày Tết của người Việt.

Xem thêm: Đại học Kim Môn mở khóa học tiếng Myanmar góp phần thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế cho sinh viên

Người Việt đón tết Nguyên đán cũng có các phong tục như dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, thức đón giao thừa, chúc tết cho người thân và bạn bè. (Nguồn ảnh: pixabay)Người Việt đón tết Nguyên đán cũng có các phong tục như dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, thức đón giao thừa, chúc tết cho người thân và bạn bè. (Nguồn ảnh: pixabay)

  • Trồng cây nêu đuổi tà

"Trồng cây nêu” để xua đuổi tà ma là một phong tục quan trọng. Vì ngày 23/12 âm lịch sẽ tiễn ông Táo về trời, và đến sau Tết mới được đón các vị thần linh quay trở lại, nên trong thời gian này ngôi nhà sẽ không có thần linh bảo vệ. Nên dân gian tương truyền rằng, trước đêm giao thừa, trước cổng nhà phải dựng một cây tre cao khoảng 5 - 6m, trên cây tre có treo vải đỏ, túi đựng trầu cau, sáo, tiền xu và các đồ dùng khác, tượng trưng cho ngôi nhà có chủ, đề phòng tà ma bên ngoài. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng tân tiến của xã hội, hình ảnh cây nêu dịp Tết ngày càng hiếm gặp, có chăng chỉ ở những vùng nông thôn thì mới còn lưu giữ tục lệ này.

  • Bày mâm ngũ quả

Số 5 là một con số may mắn ở Việt Nam, cũng theo quan niệm của người Việt Nam thì các loại trái có hạt sẽ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ngày Tết, nếu có một mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ trong nhà có thể mang lại may mắn cho gia chủ. Các loại trái cây thường bày trên mâm ngũ quả thường có chuối xanh, bưởi phật thủ màu vàng, ớt đỏ hoặc các loại cam quýt, hoặc một số loại trái cây khác tùy theo vùng miền, mỗi màu sắc khác nhau của từng loại trái cây sẽ có ý nghĩa khác nhau và cũng bày tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên.

  • Trưng cây cảnh và các loại hoa

Cũng giống như Đài Loan thích trưng những chậu lan hồ điệp và hoa ly làm vật trang trí trong ngày tết Nguyên đán, thì hoa cũng là lựa chọn hàng đầu cho tết Nguyên đán ở Việt Nam. Có rất nhiều loài hoa có thể lựa chọn, miễn là phù hợp với màu sắc hoặc đồng âm với các từ may mắn trong tiếng Việt, trong đó hoa đào và hoa mai mang tính tượng trưng hơn cả. Theo truyền thuyết, có hai vị thần mà ma quỷ rất sợ, họ sống trên một cây đào rất lớn, chỉ cần người dân đặt hoa đào trong nhà là có thể giữ được bình an. Trong tiếng Việt, chữ “mai” trong “hoa mai” đồng âm với chữ "may” trong từ “may mắn”, với ý nghĩa sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho gia chủ.

Thời báo Di dân mới toàn cầu xin được giới thiệu tới độc giả một số nét văn hóa đặc trưng trong ngày tết Nguyên đán của Việt Nam, nhân đây cũng xin được gửi lời "Chúc mừng năm mới" tới tất cả những người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan, kính chúc quý vị một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading