【Thời báo Di dân mới toàn cầu】 Biên tập / Trịnh Đức Mạnh
Ngày 23 tháng 4 vừa qua, Viện lập pháp đã thông qua vòng 3 Luật Bảo vệ và bảo hiểm tai nạn lao động dành cho lao động di trú, trong đó quy định rõ rằng chủ sử dụng lao động bắt buộc phải mua bảo hiểm bất kể số lượng công nhân là bao nhiêu. Hai tháng đầu tiên kể từ khi bị thương tật, ốm đau do tai nạn lao động sẽ được thanh toán 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm. Và từ tháng thứ ba đến năm thứ hai sẽ được thanh toán 70%. Nếu chủ sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho lao động di trú thì sẽ bị xử phạt với mức phạt tối đa là 100.000 Đài tệ. Nếu chủ sử dụng vẫn không cải thiện trước thời hạn yêu cầu thì sẽ tiếp tục bị xử phạt. Ngoài ra, đối tượng được bảo hiểm lao động bao gồm cả nhân viên người nước ngoài và thời hạn hiệu lực của bảo hiểm tính từ khi người lao động đến nhận chức làm việc, gia nhập tổ chức, bắt đầu huấn luyện, đào tạo cho đến khi thôi việc, ra khỏi tổ chức, chấm dứt huấn luyện, đào tạo.
Luật Bảo vệ và bảo hiểm tai nạn lao động dành cho lao động di trú quy định rằng nếu người lao động được thuê bởi chủ sử dụng có giấy phép kinh doanh, đã được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có đăng ký mã số thuế hoặc được Bộ Lao động phê duyệt giấy phép tuyển dụng nhân lực, thì chủ sử dụng sẽ là đơn vị đóng bảo hiểm; nói cách khác, ngay cả khi đó là một doanh nghiệp rất nhỏ chỉ dưới 4 nhân viên, thì chỉ cần được phép thuê dùng lao động hợp pháp, thì đều được đóng bảo hiểm, bao gồm thực tập sinh, giúp việc gia đình.
Đối với những người không có chủ sử dụng cố định như tham gia công đoàn nghề nghiệp, công đoàn nghề cá hoặc kinh doanh tự do thì xem họ trực thuộc hội nhóm, đoàn thể nào thì đấy chính là đơn vị giúp đóng bảo hiểm; đối với các đối tượng áp dụng theo Luật Lao động cơ bản như sinh viên kỹ thuật, thực tập sinh, kiến tập sinh, học sinh hệ vừa học vừa làm tại các trường hợp giáo dục và những người có cung cấp sức lao động, được trả thù lao thì sẽ áp dụng theo quy phạm đóng bảo hiểm tai nạn lao động. Ngoài ra, các đối tượng đóng bảo hiểm đặc biệt, chẳng hạn như công nhân tạm thời trên công trường, nghệ sĩ nhi đồng, v.v., có thể do chủ sử dụng, tự người lao động đóng bảo hiểm.
Giới hạn dưới của mức lương phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động là mức lương cơ bản (hiện tại là 24.000 Đài tệ) và mức quy định này sẽ được điều chỉnh theo mức lương cơ bản; giới hạn trên của mức lương phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động là 72.800 Đài tệ.
Theo luật mới quy định rõ ràng về việc chi trả trợ cấp bảo hiểm điều trị y tế, thương tật, tàn tật, tử vong, mất tích… Nếu vì tai nạn lao động dẫn đến thương tật thì 2 tháng đầu tiên được chi trả 100% theo lương đóng bảo hiểm tai nạn lao động, từ tháng thứ 3 trở đi đến khi kết thúc yêu cầu cầu bồi thường là 70%. Nếu vì tai nạn lao động dẫn đến bị tàn tật, mất chức năng toàn bộ thì được chi trả 70% theo lương đóng bảo hiểm tai nạn lao động, tàn tật nặng là 50% theo lương đóng bảo hiểm tai nạn lao động, tàn tật một phần là 20% theo lương đóng bảo hiểm tai nạn lao động.
Về hình phạt, nếu chủ sử dụng không đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định, sẽ phạt từ 20.000 Đài tệ đến 100.000 Đài tệ và phải cải thiện trong thời hạn quy định. Các đơn vị phụ trách giúp đóng bảo hiểm, chủ sử dụng, bệnh viện có liên kết đặc biệt về bảo hiểm y tế toàn dân hoặc phòng khám nếu vi phạm pháp cũng sẽ bị xử phạt như trên và sẽ công khai tên doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cũng như mức phạt. Dự tính sau khi thông qua vòng 3 dự thảo vẫn phải cần mất một năm chuẩn bị mới chính thức đưa vào thực thi.