img
:::

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành sau 10 năm thi công

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành sau 10 năm thi công. (Nguồn ảnh: laodong.vn)
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành sau 10 năm thi công. (Nguồn ảnh: laodong.vn)

Theo bài đăng trên trang laodong.vn cho biết, ngày 6/11 vừa qua, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại. Sau 10 năm khởi công, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô và cả nước đã hoàn thành, bắt đầu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, mở ra loại hình vận tải công cộng mới. Sáng ngày 6/11, Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.Hà Nội chính thức ký kết bàn giao dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đưa vào vận hành khai thác. Sau khi Bộ Giao thông Vận tải bàn giao dự án cho Hà Nội, tàu chạy miễn phí từ 9h, những ngày sau từ 5h30 và kết thúc lúc 22h. Để đảm bảo an toàn, trong 15 ngày đầu, Metro Hà Nội sẽ huy động toàn bộ nhân lực để hướng dẫn hành khách.

Xem thêm: Dự án gói sách hay đồng hành học tập của tổ chức One-Forty giành huy chương vàng Giải “Good Design Award” của Nhật Bản

Tuyến đường sắt này có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa, mỗi toa chở được 240 hành khách, mỗi chuyến chở được 960 hành khách. Về tần suất, đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông có biểu đồ hoạt động giờ cao điểm 6 phút/chuyến, bình quân có 10 chuyến/giờ/hướng. Trong giai đoạn đầu vận hành theo phương án từ thấp đến cao để đánh giá khai thác phù hợp với mức độ dịch vụ của người dân, tránh việc vận hành không có khách. Tuần đầu dự kiến vận hành 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 sẽ là 10 phút/chuyến, lượng khách đi đông sẽ điều chỉnh biểu đồ. 15 ngày đầu sẽ miễn phí, không thu tiền của hành khách đi tàu.

15 ngày đầu sẽ miễn phí, không thu tiền của hành khách đi tàu. (Nguồn ảnh: laodong.vn)15 ngày đầu sẽ miễn phí, không thu tiền của hành khách đi tàu. (Nguồn ảnh: laodong.vn)

Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho hay, giá vé được TP.Hà Nội phê duyệt chính thức, giá mở cửa là 7.000 đ/lượt, theo chặng là 8.000đ-15.000đ/lượt. Giá vé ngày là 30.000đ/ngày. Vé cũng được bán theo tháng (không định danh 200.000đ/người, có định danh là 100.000đ/người). Những đối tượng được miễn phí đi xe buýt sẽ được miễn phí đi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Hành khách đi nhiều trả tiền nhiều, đi ít trả tiền ít chứ không phải đi ngắn mà phải trả tiền cả tuyến. Việc này nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện, đặc biệt là người có thu nhập thấp và trung bình. Mục tiêu của Hà Nội khuyến khích người dân trải nghiệm giai đoạn đầu, kết nối du lịch trong tương lai. Hành khách đi đường sắt đô thị cũng được mua bảo hiểm. Bắt đầu từ ngày 6/11, hành khách đầu tiên đi tàu thì hợp đồng bảo hiểm sẽ được kích hoạt ngay. Nếu xảy ra tình huống mất an toàn trong quá trình đi tàu, hành khách sẽ được chi trả bảo hiểm. Cũng như xe buýt, vé đường sắt đô thị được trợ giá, bảo hiểm với hành khách nằm trong giá vé và trường hợp xảy ra thiệt hại với hành khách thì sẽ được bảo hiểm chi trả, hành khách không phải bỏ thêm đồng nào ngoài tiền vé đã mua.

Xem thêm: Sở Di dân Đài Loan tổ chức “Hội nghị bàn tròn về phòng chống lao động cưỡng bức năm 2021”

Sau 13 năm từ ngày phê duyệt, tròn 1 thập kỷ xây dựng, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông cũng về đích, trở thành tuyến đô thị đầu tiên của Việt Nam và Hà Nội đưa vào khai thác. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A) dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu 8.769 tỉ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỉ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước, nhiều lần phải điều chỉnh tiến độ. Từ khi khởi công vào năm 2011 đến nay, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc khiến thời gian triển khai kéo dài, chậm 6 năm so với mốc tiến độ hoàn thành dự kiến ban đầu.

Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là người có thu nhập thấp và trung bình. (Nguồn ảnh: laodong.vn)Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là người có thu nhập thấp và trung bình. (Nguồn ảnh: laodong.vn)

Trang laodong.vn cho biết thêm, 12 nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Ga Cát Linh, Ga La Thành, Ga Thái Hà, Ga Láng, Ga Thượng Đình, Ga vành đai 3, Ga Phùng Khoang, Ga Văn Quán, Ga Hà Đông, Ga La Khê, Ga Văn Khê, Ga Yên Nghĩa) được bố trí nhiều tiện ích như thang máy, thang cuốn, thang bộ, bảng biển thông tin hướng dẫn về giờ tàu; tin tức, thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, hệ thống thu soát vé tự động, hệ thống thông gió, thoát hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế, camera giám sát an ninh...

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading