img
:::

Thành phố Đào Viên dẫn đầu toàn Đài Loan về giảng dạy ngôn ngữ của di dân mới trong trường học

Thành phố Đào Viên dẫn đầu toàn Đài Loan về giảng dạy ngôn ngữ của di dân mới trong trường học. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Đào Viên)
Thành phố Đào Viên dẫn đầu toàn Đài Loan về giảng dạy ngôn ngữ của di dân mới trong trường học. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Đào Viên)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】- Nhiều năm trở lại đây, thành phố Đào Viên tích cực khuyến khích học sinh tiểu học lựa chọn học tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là ngôn ngữ các quốc gia Đông Nam Á, chính vì thế mà tỷ lệ mở các lớp học ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới tại Đào Viên cao nhất Đài Loan. Ông Thái Thánh Hiền - Trưởng phòng Giáo dục Trung học cơ sở của Cục Giáo dục Đào Viên cho biết, tổng cộng có 1.794 học sinh lựa chọn học ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới ở các trường trung học cơ sở và tiểu học, trong đó học sinh không phải là con em của di dân mới chiếm 1/5 trong tổng số trên. Rất nhiều phụ huynh học sinh cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn và xem ngôn ngữ các quốc gia Đông Nam Á như một môn ngoại ngữ tự chọn thứ hai để các em học sinh có thể trau dồi thêm kiến thức nền tảng ngay từ nhỏ, và trong tương lai sẽ trở thành những nhân tài của Đài Loan tiến vào phát triển tại thị trường các quốc gia trong chính sách hướng Nam mới.

Xem thêm: YouTuber người Canada và những chia sẻ về nền nông nghiệp tiên tiến, thân thiện môi trường của Đài Loan

Đào Viên tổng cộng có 1.794 học sinh lựa chọn học ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới ở các trường trung học cơ sở và tiểu học. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Đào Viên) Đào Viên tổng cộng có 1.794 học sinh lựa chọn học ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới ở các trường trung học cơ sở và tiểu học. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Đào Viên)

Theo thống kê từ Cục Giáo dục của chính quyền thành phố Đào Viên cho biết, có khoảng 18.000 học sinh là con em của di dân mới đang theo học tại các trường tiểu học và trung học cở sở tại thành phố Đào Viên, chiếm 9,5% tổng số học sinh toàn thành phố, con số này chỉ đứng sau thành phố Tân Bắc và cao thứ hai toàn Đài Loan. Bà Hoàng Mộc Nhân - Tổng điều phối Đoàn thể phụ đạo ngôn ngữ Di dân mới Đào Viên cho biết, Đào Viên vốn dĩ là một thành phố đa văn hóa, việc học ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới ngoài giúp nâng cao tầm nhìn quốc tế của học sinh, thì còn có thể thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

Xem thêm: Sở Di dân tại Gia Nghĩa tiếp tục tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho di dân mới

Việc học ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới ngoài giúp nâng cao tầm nhìn quốc tế của học sinh, thì còn có thể thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Đào Viên)Việc học ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới ngoài giúp nâng cao tầm nhìn quốc tế của học sinh, thì còn có thể thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. (Nguồn ảnh: Cục Giáo dục thành phố Đào Viên)

Kể từ khi đưa ngôn ngữ mẹ đẻ của Di dân mới vào đề cương giáo dục chính quy, tại Đào Viên đã mở 253 lớp trong niên khóa 2019, năm 2020 với 494 lớp, và năm 2021 đạt đến 844 lớp, với số học sinh lên đến 2.269 người. Ước tính sau ba năm nữa sẽ tăng lên 1600 lớp. Ngoài ra, đối với các giáo viên trợ giúp giảng dạy ngôn ngữ di dân mới phải giảng dạy cùng lúc cho nhiều trường học thì sẽ nhận được trợ cấp phí giao thông di chuyển qua lại giữa các trường do Sở Quản lý giáo dục phổ thông và mầm non cấp phát, mỗi một kỳ học sẽ được trợ cấp 3.000 Đài tệ, riêng chính quyền thành phố Đào Viên sẽ trợ cấp thêm với mức cao nhất là 7.000 Đài tệ nếu như giáo viên cùng lúc giảng dạy cho trên 15 trường học, tổng trợ cấp có thể lên tới 10.000 Đài tệ.

Tin hot

回到頁首icon
Loading