Nhóm nghiên cứu quốc tế gồm 22 nhà khoa học vào ngày 20 tháng 5 đã đưa ra bài đăng về vấn đề biến đổi khí hậu trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS). Các nhà khoa học cảnh báo rằng nếu trái đất vẫn duy trì tình trạng nóng lên toàn cầu dẫn đến nhiệt độ toàn cầu tăng lên 5°C, thì đến năm 2100 mực nước biển sẽ tăng hơn 2 mét, và buộc 187 triệu người trên toàn thế giới mất nhà cửa.
Các phương tiện truyền thông tổng hợp của Pháp như “Le Parisien” and “France 24” đều đăng tải các bài báo với nội dung, thời tiết rất khắc nghiệt đã làm tan chảy các tảng băng tại Greenland và Nam Cực, mực nước biển sẽ dâng nhanh hơn so với dự kiến, điều này sẽ đe dọa 1,79 triệu km² đất liền dẫn đến khả năng 187 triệu người trên toàn thế giới mất nhà.
Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) vào năm 2014, nếu trái đất vẫn tiếp tục nóng lên và lượng thải carbon vẫn không có dấu hiệu chậm lại, thì so với giai đoạn từ 1986 đến 2005, đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển sẽ tăng thêm 1 mét. Theo Thỏa thuận chung Paris mục tiêu toàn cầu là giữ cho nhiệt độ trung bình không tăng quá 2°C, mực nước biển sẽ tăng từ 36 cm. Tuy nhiên kể từ khi thỏa thuận năm 2015, nhiệt độ trái đất đã tăng lặng lẽ khoảng 1°C.
Theo nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên PNAS, nhóm nghiên cứu quốc tế tỏ ra bi quan hơn. Họ suy đoán rằng so với nhiệt độ trước cuộc cách mạng công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 5°C vào năm 2100, thì mực nước biển sẽ tăng từ 62 cm lên 238 cm. Nhà nghiên cứu Jonathan Bamber giáo sư địa lý vật lý tại Đại học Bristol thuộc nhóm nghiên cứu trên, cảnh báo rằng với lượng nước biển dâng cao như đã dự liệu sẽ có tác động sâu sắc đến con người.