:::

Hội thảo chia sẻ kết quả và tổng kết hoạt động dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại”

Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” do Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh tài trợ, là nỗ lực hợp tác giữa các tổ chức Di cư Quốc tế, World Vision Việt Nam, Hội đồng Anh và các cơ quan chính phủ Việt Nam. (Nguồn ảnh: vietnam.iom.int)
Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” do Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh tài trợ, là nỗ lực hợp tác giữa các tổ chức Di cư Quốc tế, World Vision Việt Nam, Hội đồng Anh và các cơ quan chính phủ Việt Nam. (Nguồn ảnh: vietnam.iom.int)

Theo bài đăng trên trang nhandan.vn cho biết, ngày 30 và 31/10, trong khuôn khổ dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại”, Tổ chức World Vision Việt Nam đã phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả và tổng kết hoạt động dự án tại năm địa phương này. Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng nhau nhìn lại những nội dung đã được Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” triển khai tại Trung ương và địa phương, bao gồm thuận lợi - thách thức, kết quả đạt được, và bài học kinh nghiệm từ các góc nhìn đa chiều. Đây cũng là cơ sở để các bên thảo luận kế hoạch duy trì, nhân rộng các mô hình thành công của Dự án, giúp thúc đẩy hơn nữa quá trình hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng của người di cư.

Xem thêm: Hungary trao tặng 100.000 liều vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca và 100.000 kit xét nghiệm nhanh cho Chính phủ Việt Nam

Tham dự sự kiện, ông Mark Holton, Trưởng Bộ phận Nhập cư - Di cư, Đại sứ quán Anh đã có bài phát biểu ghi nhận những đóng góp của dự án trong việc kết nối các bên liên quan để mang lại hỗ trợ toàn diện nhất có thể, giúp các nhóm đối tượng đích gỡ bỏ rào cản tư duy và tái thiết cuộc sống. Dự án đã ghi nhận nhiều kết quả khả quan, giúp tận dụng và kết nối các nguồn lực tại địa phương, từ đó thúc đẩy can thiệp tại cộng đồng nhằm hỗ trợ đối tượng đích của dự án - những người là nạn nhân hoặc người có nguy cơ là nạn nhân của mua bán người - hồi phục và tái hòa nhập cộng đồng. “Chính sự phối hợp cởi mở, khoa học và sáng tạo giữa chính quyền địa phương, các tổ chức đối tác và đối tượng đích là nền móng cho sự triển khai hiệu quả và thành công của dự án”, ông Bùi Văn Hưng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An phát biểu tại hội thảo. Ông Lê Hồng Tình, Phó Phòng Lao động xã hội huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ, dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” đã hỗ trợ tích cực trong việc cải thiện tâm lý và khai phá tư duy cho nhóm đối tượng đích. Từ sự nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn của các chuyên gia, những người là nạn nhân hoặc có nguy cơ là nạn nhân của mua bán người tại địa phương đã bước đầu xây dựng và triển khai kế hoạch rõ ràng, cụ thể để phát triển sinh kế, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng”.

Xem thêm: Rừng phong trong khu du lịch Lá Phong Đà Lạt bắt đầu chuyển màu vàng đỏ

Hội thảo chia sẻ kết quả và tổng kết hoạt động dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại”. (Nguồn ảnh: nhandan.vn)Hội thảo chia sẻ kết quả và tổng kết hoạt động dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại”. (Nguồn ảnh: nhandan.vn)

Trang nhandan.vn cho biết thêm, được thực hiện từ năm 2018 đến 2021, Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại” do Bộ Nội vụ, Vương quốc Anh tài trợ, là nỗ lực hợp tác giữa các tổ chức Di cư Quốc tế, World Vision Việt Nam, Hội đồng Anh và các cơ quan chính phủ Việt Nam với mục tiêu giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các cá nhân và cộng đồng đối với nô lệ thời hiện đại, trong đó bao gồm mua bán người. Thông qua hợp tác nhiều bên. Dự án hướng đến việc thay đổi hành vi, thúc đẩy các cơ hội sinh kế thay thế, tăng cường tiếp cận với hệ thống tư pháp địa phương cũng như các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân. Cách thức tiếp cận này sẽ giúp tối đa hóa những nỗ lực chung trong việc giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và có nguy cơ trở thành nạn nhân của nô lệ thời hiện đại và mua bán người.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading