Vào tháng 5 năm nay, Sở Di dân đã công bố danh sách giải thưởng của Dự án xây dựng ước mơ cho di dân mới và con em thế hệ hai lần thứ 7. Thí sinh được độc giả quan tâm nhiều nhất là Quan Mỹ Liên và con gái Lưu Ngọc Trân đến từ Indonesia với chủ đề “May trang phục mơ ước của mẹ”. Kết hợp nghề nhuộm vải Batik truyền thống và đặc sắc Đài Loan, thêu thành bộ trang phục vô cùng thời trang, không chỉ được Sở Di dân trao giải thưởng cho “Xây dựng ước mơ cho di dân mới và con em thế hệ hai lần thứ 7”, mà còn nhận được không ít sự quan tâm của bạn đọc trên fanpage【Taiwan我來了】hỏi rằng có thể mua hoặc tham gia khoá học thủ công Batik ở đâu.
Con gái Lưu Ngọc Trân chăm chú nhuộm vải Batik
Quan Mỹ Liên đến từ Java, Indonesia, vốn làm việc cho một nhà máy ở Đài Loan. Trước lúc hết hợp đồng, cô đã gặp gỡ chồng hiện nay qua giới thiệu của bạn bè. Quan Mỹ Liên hiền lành lanh lợi được bố mẹ chồng vô cùng quý mến, liền nhanh chóng kết hôn trước khi cô kịp về nước.
Khi mới kết hôn, do không thành thạo ngôn ngữ, cô từng lên nhầm xe bus và tàu hoả. Ở thôn làng, cô cũng từng bị ánh mắt dò xét và dị nghị của hàng xóm, khiến cô vô cùng đau lòng khi mới kết hôn. Quyết tâm học tốt tiếng Hoa, thậm chí cả tiếng Khách Gia, đều có thể nói lưu loát phương ngữ Tứ Huyện và Hải Lục, cô còn tham gia thi năng lực tiếng Khách Gia, thấm chí giám khảo còn khen cô nói tiếng Khách Gia vô cùng tốt.
Kết hợp văn hoá nhuộm vải Batik truyền thống và đặc sắc Đài Loan, tác phẩm của Quan Mỹ Liên và con gái Lưu Ngọc Trân được giới nghệ thuật ưa chuộng và nhận lời mời triển lãm nghệ thuật.
Quan Mỹ Liên nhiệt tình và lạc quan cũng cảm thấy không quen khi mới tới Đài Loan, nhưng đều gặp được người tốt giúp đỡ. Sau khi con lên tiểu học, cô liền tích cực tham gia giảng dạy tiếng Indonesia ở trường học và các lớp đào tạo thông dịch viên của Sở Di dân tổ chức. Dùng những kinh nghiệm ở Đài Loan của mình, cô giúp đỡ những chị em di dân mới tới Đài Loan, hy vọng rằng có thể giúp họ nhanh chóng thích nghi môi trường mới. Quan Mỹ Liên nói rằng, có thể giúp đỡ mọi người là niềm vui và cũng là thành tựu lớn nhất của cô.
Mỗi tuần 3 ngày cố định làm thông dịch viên tại trạm phục vụ Đào Viên Sở Di dân, lại còn là giáo viên tiếng Indonesia của 5 trường tiểu học, liên tục trong 10 năm khiến cô cảm thấy có bận cũng vô cùng mãn nguyện. Ngoài ra, Cô còn tích cực giới thiệu nghệ thuật rối bóng (Wayang) và nghề nhuộm vải Batik truyền thống đến học trò và bạn bè Đài Loan. Cô cho rằng, nghệ thuật là không có biên giới, cũng không có rào cản ngôn ngữ, dùng nghệ thuật để giới thiệu văn hoá là cách tốt nhất để học tập và hiểu về văn hoá của Indonesia. Thậm chí đối với trẻ nhỏ, đó càng là giáo trình tốt nhất.
Kết hợp văn hoá nhuộm vải Batik truyền thống và đặc sắc Đài Loan, tác phẩm của Quan Mỹ Liên và con gái Lưu Ngọc Trân được giới nghệ thuật ưa chuộng và nhận lời mời triển lãm nghệ thuật.
Con gái của Quan Mỹ Liên là Lưu Ngọc Trân từ nhỏ đến lớn đều xem cô chuẩn bị giáo án về nghệ thuật rối bóng (Wayang) và nghề nhuộm vải Batik truyền thống, đặc biệt có hứng thú đối với nghệ thuật này. Gia đình của Quan Mỹ Liên ở Indonesia làm nghề buôn bán vải và may quần áo, được mắt thấy tai nghe từ nhỏ, bé Lưu Ngọc Trân hiện đang học thiết kế trang phục tại 1 cửa hàng ở Zhongli. Làm Batik, thiết kế và thêu cùng nhau ở nhà là khoảng thời gian vui vẻ của hai mẹ con cô.
Quan Mỹ Liên nói rằng, con gái cô rất thích thú với vải Batik của Indonesia, cũng có nhiều ý tưởng sáng tạo của riêng mình. Năm 2019, còn đặc biệt về Đông Java, Indonesia, nơi bắt nguồn của vải Batik để học hỏi từ những người thợ chuyên nghiệp. “Trước đây ở Đài Loan, nếu như mặc trang phục từ vải Batik đi trên đường, nhiều người thường có nhiều ánh mắt dò xét khác lạ về phía tôi”. Cô con gái vô cùng có chủ kiến liền nói, “Vải Batik truyền thống thật sự rất lỗi thời, màu sắc đậm, mặc vào nhìn như bà già. Em và mẹ thiết kế ra vải Batik kết hợp giữa Indonesia và Đài Loan, màu sáng và thời trang, em có đăng bài trên IG rất nhiều lượt like”.
Dụng cụ và chất liệu nhuộm vải Batik đều được mang từ Indonesia sang.
Quan Mỹ Liên vô cùng am hiểu về vải vóc. Cô chia sẻ rằng, vải Batik là nghề thủ công có lịch sử lâu đời, cũng rất quan trọng trong văn hoá Indonesia. Hình vẽ trên vải Batik khác nhau theo văn hoá từng vùng ở Indonesia. Ví dụ, ở Bali thì có nhiều đền thờ, hình trên vải Batik cũng chủ yếu là đền thờ và tượng thần; Java chủ yếu là hoa và chim. Trang phục Batik Jakarta màu sắc tươi sáng và sống động hơn.Dụng cụ và chất liệu nhuộm vải Batik đều được mang từ Indonesia sang.
Nhằm giới thiệu vải Batik đến học sinh và các bạn Đài Loan, mỗi năm cô đều mang rất nhiều vải Batik từ Indonesia sang Đài Loan. Con gái cô vô cùng thích thú và am hiểu, từ phân tích sự khác nhau từ các nơi xuất xứ khác nhau, đến cả việc khí hậu Đài Loan ẩm ướt hơn Indonesia, làm sao khống chế độ ẩm và nhiệt trong phòng, cách phối màu cho vải thế nào, nhuộm ra được màu mới tươi sáng. Cô nói, các tác phẩm nhuộm của con gái tôi được chọn trưng bày ở triển lãm nghệ thuật Dương Mai (Yangmei) đến cuối tháng 12 năm nay. Bây giờ nói đến nhuộm vải Batik, con gái còn chuyên nghiệp hơn cô.
Tài năng nghệ thuật của con gái càng làm cho nhuộm vải Batil truyền thống càng thêm sáng tạo và thời trang hơn.
10 năm tích cực tham gia các hoạt động giảng dạy và truyền bá văn hoá Indonesia, cô tự hào nói, bây giờ con gái tôi còn giống người Indonesia hơn tôi. Lưu Ngọc Trân thường giúp mẹ chuẩn bị và thiết kế bài giảng về văn hoá Indonesia. Cô rất thích món ăn Indonesia mẹ nấu. Tham gia “Dự án xây dựng ước mơ cho di dân mới và con em thế hệ hai” là do con gái chủ động đề xuất, với chủ đề “May trang phục trong giấc mơ của mẹ”. Dự án cấp kinh phí mua dụng cụ và nguyên liệu, tự lập ra buổi trình diễn trang phục truyền thống, mặc trang phục tự thiết kế và cùng mẹ trên khán đài, đã hiện thực hoá ước mơ là nhà thiết kế mà mẹ cô chưa thực hiện được. Sắp tới, Quan Mỹ Liên và con gái có kế hoạch mở thêm nhiều lớp về vải Batik, giới thiệu văn hoá truyền thống Indonesia và cũng học thêm về cửa hàng online để nhiều người có thể mua được những tác phẩm vải Batik này.