Theo quan niệm dân gian Trung Quốc, từ mùng 1 đến mùng 6 Tết hằng năm là ngày mà các loài động vật chào đón năm mới, sang đến mùng 7 Tết mới chính thức là ngày Tết của loài người. Truyền thuyết về Nữ Oa Nương Nương kể lại, trước khi tạo ra loài người, người đã nặn ra các loài động vật trước, vì vậy mùng 7 Tết hằng năm mới chính thức là ngày sinh nhật của chúng ta. Trong bài viết hôm nay, Thời báo Tân di dân toàn cầu xin được phép tổng hợp lại các tập tục và những điều kiêng kỵ nên tránh trong ngày này:
- Tập tục ngày mùng 7 Tết
1. Đeo “Ren sheng”
Trong ngày này, người xưa có phong tục đội “ren sheng”, đây là một loại mũ đội đầu, phụ nữ Hán dùng giấy màu, lụa, vàng mềm, bạc, v.v. cắt thành hình nhân đội lên đầu, hoặc cũng có thể dán lên cửa sổ... , những điều này đều mang ý nghĩa chúc mừng.
2. Ăn canh “Thất bảo”
Vào ngày mồng 7 tháng giêng, có phong tục ăn canh thất bảo, canh thất bảo là món canh làm từ bảy loại rau củ, ăn canh thất bảo có ý nghĩa xua đuổi tà ma, chữa lành bách bệnh.
3. Ăn mì
Ngày xưa, người dân nhiều nơi còn có phong tục ăn mỳ vào ngày này với mong muốn được trường thọ, sống lâu trăm tuổi.
- Những điều kiêng kỵ trong mùng 7 Tết
1. Kỵ chửi mắng, cãi nhau
Theo quan niệm dân gian, đầu tháng cãi vã sẽ xui xẻo cả năm, thậm chí còn có thể rước lấy tai họa.
2. Kỵ nhà có tang chúc Tết
Theo quan niệm xưa, nhà có tang kiêng kỵ nhất là đến nhà người khác chúc Tết, bởi vì, nếu đi sang nhà người khác chúc Tết như vậy có thể đem đến những vận hạn xui xẻo, những điều không may mắn, rủi ro cho gia đình trong năm mới.
3. Tránh đám tang
Trong một số phong tục địa phương, đám tang và chôn cất được tránh trong tháng đầu tiên. Nếu gặp phải, có ý nghĩa sẽ xui xẻo cả năm.
4. Kỵ thay mền, đi chơi xa
Ngoài ra, tục xưa còn cho rằng, trong tháng giêng nên kỵ đi khám bệnh, chuyển nhà, thay mền, đi chơi xa... đều được xem là những việc không may mắn.