:::

Thúc đẩy bổ sung ngôn ngữ mẹ đẻ của di dân mới vào hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng

Các máy ATM của Bưu chính Trung Hoa bổ sung thêm các ngôn ngữ mới của di dân mới. (Nguồn ảnh: kho ảnh自達志影像)
Các máy ATM của Bưu chính Trung Hoa bổ sung thêm các ngôn ngữ mới của di dân mới. (Nguồn ảnh: kho ảnh自達志影像)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】- Số lượng di dân mới và con em của di dân mới tại Đài Loan đã vượt trên một triệu người, nhiều người trong số họ đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và không thành thạo tiếng Hoa. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống thông tin đa ngôn ngữ trong nhiều lĩnh vực tại ở Đài Loan vẫn chưa kiện toàn, đa số các thông tin do chính phủ công bố đều dùng tiếng Hoa và tiếng Anh là chính. Trong phiên họp mới của Ủy ban Tài chính- Viện Lập pháp, Ủy viên lập pháp Chung Giai Tân đã đặt vấn đề về việc phổ biến ngôn ngữ của những di dân mới. Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hoàng Thiên Mục cũng cam kết sẽ nỗ lực để thúc đẩy việc bổ sung ngôn ngữ mẹ đẻ của di cư dân mới vào hệ thống các máy ATM.

Xem thêm: Triển lãm “Ký ức thời thơ ấu: Ngày hội thiếu nhi các quốc gia Đông Nam Á”

Ủy ban Tài chính cũng cam kết sẽ nỗ lực để thúc đẩy việc bổ sung ngôn ngữ mẹ đẻ của di cư dân mới vào hệ thống các máy ATM. (Nguồn ảnh: buổi nghị sự của Viện Lập pháp) Ủy ban Tài chính cũng cam kết sẽ nỗ lực để thúc đẩy việc bổ sung ngôn ngữ mẹ đẻ của di cư dân mới vào hệ thống các máy ATM. (Nguồn ảnh: buổi nghị sự của Viện Lập pháp)

Ủy viên lập pháp Chung Giai Tân cho biết, nhiều di dân mới phản ánh rằng không biết thao tác với các máy ATM, vì chỉ có tiếng Hoa, tiếng Anh và tiếng dân tộc Khách Gia. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thêm ngôn ngữ tiếng Việt Nam và Indonesia vào máy ATM. Các máy ATM của Bưu chính Trung Hoa hiện chỉ có tiếng Hoa và tiếng Anh, đi sâu vào các vùng nông thôn, miền núi, nếu bưu điện sẵn sàng đi đầu trong việc bổ sung thêm các ngôn ngữ mới của di dân mới, thì không chỉ sẽ giúp ích rất nhiều cho sự hòa nhập của người nước ngoài mà còn góp phần quảng bá hình ảnh Đài Loan thân thiện tới bè bạn quốc tế. Do vậy, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hoàng Thiên Mục cũng cam kết sẽ nỗ lực để thúc đẩy việc bổ sung ngôn ngữ mẹ đẻ của di cư dân mới vào hệ thống các máy ATM trong tương lai.

Xem thêm: Góc bếp mùa dịch của di dân mới Việt Nam với món rau câu cà phê đậm đà hương vị quê nhà

Ủy ban Tài chính tiếp tục nỗ lực triển khai thiết kế giao diện đa ngôn ngữ cho hệ thống các máy ATM, đưa đối tượng di dân mới, lao động di trú, khách du lịch vào trong dách sách đối tượng phục vụ của các dịch vụ tài chính. (Nguồn ảnh: Bưu chính Trung Hoa) Ủy ban Tài chính tiếp tục nỗ lực triển khai thiết kế giao diện đa ngôn ngữ cho hệ thống các máy ATM, đưa đối tượng di dân mới, lao động di trú, khách du lịch vào trong dách sách đối tượng phục vụ của các dịch vụ tài chính. (Nguồn ảnh: Bưu chính Trung Hoa)

Hiện tại, ngân hàng CTBC (中國信託銀行) đã cung cấp dịch vụ 12 ngôn ngữ nước ngoài tại các máy ATM trên toàn Đài Loan, ngân hàng Taishin Bank (台新銀行) có ngôn ngữ của 7 quốc gia, ví dụ như tiếng Indonesia, tiếng Thái và tiếng Việt. Do đó, Ủy viên lập pháp Chung Giai Tân kêu gọi Ủy ban Tài chính tiếp tục nỗ lực triển khai thiết kế giao diện đa ngôn ngữ cho hệ thống các máy ATM, đồng thời có thể đưa đối tượng di dân mới, lao động di trú, khách du lịch vào trong dách sách đối tượng phục vụ của các hạng mục như khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, khả năng sử dụng các dịch vụ tài chính và chất lượng của các dịch vụ tài chính, để Đài Loan thực sự trở thành một quốc gia thân thiện với bạn bè quốc tế.

Tin hot

回到頁首icon
Loading