Ngày 5.5 Âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ truyền thống của người Hoa. Ở Việt Nam, người dân cũng có tập tục đón Tết Đoan Ngọ vào ngày này, tuy nhiên nguồn gốc và phong tục chúc mừng có sự khác biệt nhất định, không có đua thuyền rồng, cũng như ăn zongzi (bánh tro, bánh ú). Ngày này cũng không được quy định là ngày nghỉ lễ tại Việt Nam.
Xem thêm: Tìm hiểu phong tục đón Tết Đoan Ngọ ở các quốc gia châu Á
Người Việt Nam có phong tục ăn cơm rượu nếp trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Lấy từ Facebook Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc)
Về nguồn gốc của Tết Đoan ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: Tết Đoan ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Vào tháng 5 Âm lịch hằng năm, thời tiết vô cùng nắng nóng, là điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi nảy nở, không chỉ mang đến bệnh dịch, mà chúng còn phá hoại mùa màng của người dân. Vì vậy, mỗi khi đến ngày này, dân chúng Việt Nam sẽ tổng dọn vệ sinh, đuổi, diệt côn trùng. Do đó, Tết Đoan Ngọ ở đây còn được biết đến với cái tên gọi khác là Tết diệt sâu bọ.
Theo truyền thuyết kể lại, vào một vụ mùa bội thu, trong khi người nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch được. Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết cách gì để có thể giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: bánh tro, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Xem thêm:【20230611】Học ngoại ngữ: Chúc mừng ngày Tết Đoan Ngọ tại Đài Loan
Vào sáng mùng 5.5 Âm lịch, người Việt sẽ chuẩn bị mâm quả chua, cơm rượu và thịt vịt để cúng bái tổ tiên. (Ảnh: Lấy từ Facebook Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc)
Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, đã đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ. Vào sáng ngày 5.5, người dân sẽ chuẩn bị cơm rượu nếp, các loại trái cây chua như đào, mận để cúng bái, cầu an lành. Theo dân gian, người ta cho rằng ăn cơm rượu vào ngày này (đặc biệt là khi bụng đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người vì men rượu mà say chết đi. Ngoài ra, vào Tết Đoan Ngọ, ở nhiều nơi người ta còn ăn thịt vịt. Vì thịt vịt có tính mát, ngọt, để quân bình nhiệt – hàn khi trời nóng bức.
Ở các vùng ven biển Việt Nam, trong ngày Tết Đoan Ngọ có phong tục tắm biển vào giờ trưa, để loại bỏ vi khuẩn và sâu bọ trên cơ thể, nước biển có tác dụng diệt côn trùng, cũng như làm tan mùi mốc. Một số người dân ở các vùng khác còn sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để làm nước tắm, xua đuổi côn trùng.