:::

Sở Di dân tại Nam Đầu tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho lao động di trú

Sở Di dân tại Nam Đầu tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ của Sở Di dân tại huyện Nam Đầu)
Sở Di dân tại Nam Đầu tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ của Sở Di dân tại huyện Nam Đầu)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Thời báo Di dân mới toàn cầu / Nhằm quan tâm đến quyền lợi của lao động di trú và nâng cao nhận thức của họ về phòng chống dịch dịch tả lợn châu Phi, Trạm Phục vụ thuộc Đội Nghiệp vụ khu vực Trung bộ của Sở Di dân tại huyện Nam Đầu vừa tổ chức 3 buổi quan tâm và tuyên truyền phòng chống dịch dịch tả lợn châu Phi dành cho lao động di trú tại công ty SING BEE ENTERPRISE CO., LTD. và công ty NAK SEALING TECHNOLOGIES CORPORATION. Tại mỗi buổi hoạt động đều có phiên dịch viên bằng tiếng Việt, tiếng Indonesia và tiếng Thái Lan hỗ trợ phiên dịch nội dung sang ngôn ngữ mẹ đẻ của lao động di trú giúp họ hiểu rõ các quyền lợi của bản thân cũng như các nội dung tuyên truyền khác.

Xem thêm: Trần Tuấn Vũ – thế hệ thứ hai của di dân mới người Việt với nhiệt huyết giáo dục thiếu nhi và dẫn dắt con em di dân mới tìm hiểu văn hóa quê hương

Cục Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh động thực vật của Đài Loan cho biết, kể từ ngày 11/1/2022, Đài Loan đã cập nhật lại danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có phát sinh dịch tả lợn châu Phi trong vòng 3 năm trở lại đây và chính thức bổ sung thêm Ý và Cộng hòa Bắc Macedonia vào trong danh sách các quốc gia nguy cơ cao. Hiện tại trong danh sách có tổng cộng 27 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Mông Cổ, Đông Timo, Ấn Độ, Ba Lan, Đức, Bhutan, Dominica, Haiti, Lithuania, Ý và Cộng hòa Bắc Macedonia. Nhắc nhở người dân rằng, nếu nhận được các sản phẩm thịt từ nước ngoài, thì phải giao nộp cho cơ quan kiểm dịch động vật để tiêu hủy, người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 30.000 Đài tệ trở lên đến dưới 150.000 Đài tệ. Nếu phát hiện bưu kiện có chứa sản phẩm từ thịt thì sẽ trả lại nơi gửi hàng, hoặc đưa đến các cơ quan chức năng để giám định và tiêu hủy.

Xem thêm: Sở Di dân tại huyện Bình Đông tổ chức hoạt động tìm hiểu văn hóa ẩm thực Tết của Việt Nam và tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Tại mỗi buổi hoạt động đều có phiên dịch viên bằng tiếng Việt, tiếng Indonesia và tiếng Thái Lan hỗ trợ phiên dịch nội dung sang ngôn ngữ mẹ đẻ của lao động di trú giúp họ hiểu rõ các quyền lợi của bản thân cũng như các nội dung tuyên truyền khác. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ của Sở Di dân tại huyện Nam Đầu)Tại mỗi buổi hoạt động đều có phiên dịch viên bằng tiếng Việt, tiếng Indonesia và tiếng Thái Lan hỗ trợ phiên dịch nội dung sang ngôn ngữ mẹ đẻ của lao động di trú giúp họ hiểu rõ các quyền lợi của bản thân cũng như các nội dung tuyên truyền khác. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ của Sở Di dân tại huyện Nam Đầu)

Ngoài ra, cũng nhắc nhở lao động di trú tuyệt đối không được nhập khẩu trái phép các sản phẩm thịt từ vùng có dịch tả lợn châu Phi, không đặt mua các sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc trên mạng, đồng thời lao động di trú cũng nên yêu cầu người thân, bạn bè của mình ở nước ngoài không được gửi các sản phẩm thịt dưới dạng bưu kiện tới Đài Loan. Nếu vi phạm quy định nhập khẩu trái phép các sản phẩm thịt, cao nhất có thể bị phạt tù giam 7 năm và xử phạt 3 triệu Đài tệ, trường hợp nghiêm trọng còn có thể sẽ bị trục xuất về nước. Còn nếu mang các sản phẩm thịt nhập cảnh vào Đài Loan, lần đầu vi phạm sẽ bị xử phạt 200.000 Đài tệ, nếu tái phạm sẽ bị xử phạt 1.000.000 Đài tệ. Ngoài ra, nếu nhận được các sản phẩm thịt từ nước ngoài không rõ nguồn gốc, vui lòng vứt vào thùng rác, không được vứt vào thùng đựng rác thải thức ăn thừa, cùng chung tay giữ gìn an toàn vệ sinh thực phẩm cho Đài Loan.

Tin hot

回到頁首icon
Loading