:::

Khó khăn của Cư dân mới khi khám chữa bệnh tại Đài Loan

Khó khăn của Cư dân mới khi khám chữa bệnh tại Đài Loan

Cư dân mới (người nhập cư nước ngoài) là một trong 5 cộng đồng lớn tại Đài Loan, họ đến sinh sống tại Đài Loan không chỉ là do kết hôn với người Đài mà còn đến để học tập, làm việc ... một số khác là do di dân. Theo như số liệu của Bộ Nội chính, Cư dân mới đa phần là nữ giới đến từ Trung Quốc Đại Lục, những quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản, Hàn Quốc. Bản thân Cư dân mới là người có quốc tịch khác nhau, văn hóa ngôn ngữ khác nhau, thói quen sinh hoạt khác nhau ... nhờ đó đã làm phong phú thêm cho diện mạo xã hội Đài Loan, là nhân tố trong việc hình thành xã hội đa văn hóa Đài Loan.

Một trong nhưng khó khăn trong việc khám chữa bệnh đối với Cu dân mới là khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ (ảnh: bác sĩ Pang-wen Quan cung cấp)

Hiện nay, Cư dân mới tại Đài Loan khi khám chữa bệnh sẽ gặp những khó khăn nào ?

(1) Thời gian nộp bảo hiểm không được duy trì: Bộ Y tế Đài Loan quy định Cư dân mới sinh sống trên lãnh thổ Đài Loan đủ 6 tháng trở lên mới được tham gia đóng (nộp) bảo hiểm y tế. Một số Cư dân mới khi đến Đài Loan chưa bao lâu đã mang thai, nếu không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) thì tất cả các khi phí khám chữa bệnh đều phải tự chi trả, một số Cư dân mới là phụ nữ mang thai không muốn tự chi trả chi phí khám thai định kỳ dẫn đến tỉ lệ khám thai định kỳ thấp.

(2) Rào cản ngôn ngữ: khi tiến hành thăm khám do Cư dân mới không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ hoặc khả năng lý giải kém dẫn đến nhiều thông tin về sức khỏe hoặc những chính sách hỗ trợ không được tuyên truyền đến, nên khi học bị bệnh nặng sẽ không được tiếp nhận phương thức trị liệu tốt nhất, nên mỗi khi khám chữa bệnh người nhà đều phải đi cùng, việc nắm bắt thông tin sức khỏe đều do người nhà“dịch lại”khiến cho y bác sĩ gặp trở ngại trong quá trình khám chữa bệnh, những thông tin mà Cư dân mới“nhận”được cũng rất phiến diện, một chiều và không đầy đủ.Cư dân mới đến từ các quốc gia Âu Mỹ sẽ ít gặp phải những“khó khăn”này hơn do các y bác sĩ tại bệnh viện đều có thể sử dụng tiếng Anh để thăm khám, những Cư dân mới đến từ Âu Mỹ cũng chủ động hơn. Những Cư dân mới – nữ giới đến từ Indonesia do gặp trở ngại về ngôn ngữ khi khám chữa bệnh nên khi nhận đơn thuốc họ không biết phải uống như thế nào mới đúng liều (lượng)? Bác sĩ cũng không nghe hiểu hết những“dấu hiệu bệnh”được bệnh nhân“nói ra”, thời gian“trao đổi”với bác sĩ ngắn hơn so với nữ giới Đài Loan dẫn đến sự điều trị“chưa đúng bệnh”. Một số bài báo cáo còn cho thấy Cư dân mới cảm nhận được「thành kiến và sự coi thường」từ y bác sĩ, khi họ gặp trở ngại trong việc“nói rõ tình hình bệnh tật”thông thường những nhân viên y tế hay thể hiện sự thiếu kiên nhẫn dẫn đến sự mặc cảm của Cư dân mới khi đi khám chữa bệnh. Cuối cùng, nhiều người do lo sợ thái độ của nhân viên y tế mà chọn cách không điều trị bệnh.

(3) Sự khác biệt về văn hóa: như trong việc mang thai và sinh nở cơ thể người mẹ sẽ chịu những ảnh hưởng từ nhiều phương diện, nhất là những người mẹ lần đầu mang thai sẽ có các triệu chứng như nôn ói, buồn tiểu ... gây không ít “rắc rối” trong cuộc sống thường ngày. Khí hậu và môi trường sống nước ngoài rất khác so với Đài Loan, nên những「bà bầu người nước ngoài」này nhất là phụ nữ mang thai đến từ các quốc gia ĐNÁ thường gặp các triệu chứng như tim đập nhanh, chóng mặt, chán ăn ... Sản phụ và phụ nữ mang thai này thường thèm ăn những món ăn có mùi vị quê nhà nhưng Đài Loan khó tìm mua; bệnh viện và các trung tâm sau sinh cũng không thể đưa ra dịch vụ thực đơn các món ăn ĐNÁ. Ở Việt Nam các “bà đẻ”mới sinh thường nằm bếp than/củi để làm ấm tử cung, nhưng Đài Loan thì không như vậy, trước đây cũng có tin báo về sự việc một sản phụ Việt Nam đang trong giai đoạn ở cử, muốn nằm than nhưng sợ bị nhà chồng la mắng nên đã đốt than củi trong nhà tắm dẫn đến ngạt khí CO2 mà chết. Nếu nhân viên y tế biết được sự khác biệt về văn hóa này, có thể chia sẻ và thảo luận với người nhà bệnh nhân thì sự việc đáng tiếc trên đã không xảy ra.

Mặc khác, nữ giới đến từ các quốc gia Hồi Giáo có những quan niệm về giới tính rất bảo thủ và không chính xác, họ rất ngại để cho người khác biết mình bị bệnh, sợ bị người khác thấy bộ phận sinh dục nên thường trì trệ việc khám chữa bệnh, thông thường khi mà bệnh đã trở nặng mới đến bệnh viện, như vậy “giai đoạn vàng” trong quá trình điều trị đã mất, sự khó khăn và mức độ nguy hiểm khi điều trị cũng cao hơn.

Cư dân mới khi khám chữa bệnh còn gặp những khó khăn gì? Những biện pháp nào có thể cải thiện tình trạng trên? Hãy cùng đón đọc trong bài viết kế tiếp nhé!

Tác giả : bác sĩ Pang-wen Quan khoa sản phụ bệnh viện Từ Tề - Hoa Liên

Một trong nhưng khó khăn trong việc khám chữa bệnh đối với Cu dân mới là khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ (ảnh: bác sĩ Pang-wen Quan cung cấp)

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading