Ông Cổ Cẩm Tùng sinh ra tại Meinong, Cao Hùng, từng xuất sắc giành được giải thưởng top 10 thanh tiên ưu tú nhất toàn quốc. Không chỉ là ủy viên Kế hoạch hành động quốc gia của Viện Hành chính, thành viên Quỹ Từ thiện Chang Yung Fa, ông còn là trưởng ban thư ký của Hiệp hội Tiến sĩ Meinong. Với vai trò đa dạng của mình, ông luôn tích cực quan tâm, chăm sóc trẻ em, tân di dân và con em đang sinh sống trên địa bàn.
Sau khi nghỉ hưu, ông đi diễn giảng ở nhiều nơi, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của quê hương. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Ông Tùng sinh ra trong một gia đình nghèo khó tại Meinong. Để kiếm tiền lo cho bản thân và gia đình, từ nhỏ ông đã theo học nghề hàn điện, vừa học vừa làm để theo đuổi ước mơ của mình. Sau bao năm dày công học tập, cuối cùng ông cũng dành được học vị Thạc sĩ khoa Công nghệ vật liệu, Đại học Trung Sơn.
Khi có dịp trở về Meinong, ông nhìn thấy sự phát triển đa dạng trên chính quê hương mình, ngày càng có nhiều tân di dân đến đây sinh sống, tuy nhiên, không ít người trong số đó có cuộc sống hết sức khó khăn, thiếu thốn. Vì bản thân cũng trải qua hoàn cảnh tương tự khi còn nhỏ, nên ông quyết tâm giúp đỡ các gia đình tân di dân và con em Đài Loan thuộc diện đặc biệt, bằng cách tạo cơ hội học tập giúp họ vươn lên thay đổi cuộc sống.
Nhiều năm qua, ông Tùng tích cực qua tâm đến các về đề liên quan đến tân di dân và thế hệ thứ hai. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Ông Tùng chia sẻ, Meinong thuộc khu vực miền núi, dù nổi tiếng với văn hóa Khách Gia, và được mệnh danh là quê hương của các Tiến sĩ, nhưng tỷ lệ mượn sách tại thư viện Meinong lại xếp thứ hai từ dưới lên tại Cao Hùng. Ông nhận thức rõ để thay đổi quan niệm, cuộc sống của tân di dân và con cái tại đây, việc cấp thiết nhất phải làm chính là giáo dục.
Ông Cổ Cẩm Tùng giao lưu học thuật cùng học giả trẻ. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Nghĩ là làm, ông dẫn đầu Học viện Giáo dục Đại học Trung Sơn, thành viên Trung tâm Đào tạo Giáo viên với hơn 30 đến 40 giáo viên ưu tú, tận dụng khoảng thời gian rảnh rổi vào cuối tuần hoặc nghỉ hè tổ chức các khóa học dành cho tân di dân thế hệ thứ hai có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài giảng dạy các môn như ngữ văn, tiếng Anh, toán, còn mở các lớn về nấu ăn, làm tóc v.v, kêu gọi tân di dân cùng đến tham gia.
Ông Cổ Cẩm Tùng chia sẻ, tân di dân tham gia khóa học cắt tóc bắt đầu từ luyện tập cho đến khi thành thục kỹ thuật, trong khoảng thời gian này họ được làm quen với các bà, mẹ ở khu vực lân cận, đàn thoát ra khỏi vòng an toàn của bản thân và hòa nhập vào xã hội Đài Loan.
Xem thêm: Tân di dân Lý Dao xây dựng cầu nối gắn kết cộng đồng tân di dân với xã hội Đài Loan
Hiệp hội Tiến sĩ Meinong thực hiện kế hoạch tân di dân cùng học tập. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Để cổ vũ học sinh địa phương cố gắng vươn lên trong học tập, ông còn thông qua Hiệp hội Tiến sĩ Meinong, thành lập quỹ học bổng, tổ chức các cuộc thi về thư pháp, viết văn, vẽ tranh... mỗi năm giúp đỡ tới hàng trăm học sinh. Trong đó, có em xuất sắc thi đậu Học viện Y – Đại học Quốc gia Đài Loan, những việc làm thầm lặng đó đã góp phần giúp tân di dân thế hệ thứ hai thay đổi số phận của mình.
Ông Cổ Cẩm Tùng diễn giảng tại một trường trung học, chia sẻ về cuộc đời của mình. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Ông Cổ Cẩm Tùng hy vọng trong tương lai, Đài Loan có thể thực hiện tốt việc phân phối nguồn lực, cung cấp tài nguyên cần thiết, dịch vụ công cộng cho những vùng xa xôi hẻo lánh, giúp tân di dân đến từ Đông Nam Á có cơ hội học thêm nhiều kỹ năng, kiến thức mới.
Đồng thời, ông cũng bày tỏ cảm ơn tân di dân đã lựa chọn đến Đài Loan, giáo dục thế hệ đời sau ưu tú, đóng góp không ít cho sự phát triển của quốc đảo cũng như đa dạng văn hóa tại nơi đây.