:::

【Xây dựng giấc mơ】Trần Dục Huyền: Từ bệnh tật đến chuyên gia nông trại, xây dựng cánh đồng cỏ tiên không độc hại; Lâm Phân: Từ đồng ruộng đến bàn ăn, quảng bá rau quả không hóa chất độc hại

Cô Trần Dục Huyền chia sẻ kinh nghiệm trồng cây sương sáo của mình bên cạnh cánh đồng sương sáo. (Ảnh: Facebook Sở Di dân)
Cô Trần Dục Huyền chia sẻ kinh nghiệm trồng cây sương sáo của mình bên cạnh cánh đồng sương sáo. (Ảnh: Facebook Sở Di dân)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】/Đội ngũ biên tập

Dự án "Dệt ước mơ dành cho di dân mới và con em của di dân mới" do Sở Di dân tổ chức đã bước vào năm thứ 10. Kể từ khi thành lập, chương trình đã tận tâm giúp đỡ di dân mới và con em của họ hiện thực hóa giấc mơ. Các thí sinh tham gia đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều người khác với thành tựu và niềm vui trong hành trình hiện thực hóa ước mơ của mình. Xin được giới thiệu tới độc giả những người đạt giải xuất sắc trong hạng mục "Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững" của mùa giải năm nay, cùng xem những di dân mới này đã đóng góp cho quê hương mới của họ như thế nào, không chỉ có những người nhập cư và con cái họ phục vụ xã hội, mà họ cũng đang nỗ lực hết mình cho việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của mảnh đất này!

Kỳ tích “Lục Giáp Bán Điềm” - Trần Dục Huyền, Lâm Tử Vỹ

Vài năm trước, do bị ung thư cổ tử cung, cô Trần Dục Huyền bắt đầu quan tâm đến các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Cây sương sáo không chỉ giàu chất nhầy, sắt, kali mà còn có tác dụng giải nhiệt, giải khát, chống oxy hóa và thúc đẩy nhu động ruột, vì vậy cô ấy cùng con trai là anh Lâm Tử Vỹ quyết định tham gia dự án "Dệt ước mơ dành cho di dân mới và con em của di dân mới" để nhận được hỗ trợ trồng sương sáo ở những cánh đồng của vùng Lục Giáp. Trong quá trình trồng trọt, họ phải đối mặt với thách thức từ sâu bệnh hại. Phương pháp canh tác truyền thống phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học, nhưng điều này lại ảnh hưởng đến sức khỏe và đất đai.

Vì vậy, họ đã chọn phương pháp canh tác không hóa chất, thân thiện, thúc đẩy sự cộng sinh, hỗ trợ, học hỏi và chia sẻ giữa người nông dân và đất đai, mong muốn có nhiều người hơn tham gia vào canh tác thân thiện, hiểu được lợi ích của nó và thưởng thức sương sáo và rau quả không thuốc, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy đa dạng sinh học.Cô Trần Dục Huyền vượt qua bệnh tật và nhận được trợ cấp từ dự án "Dệt ước mơ dành cho di dân mới và con em của di dân mới". (Ảnh: Facebook Sở Di dân)

Vườn rau tươi sạch 100% (an toàn không hóa chất): Lâm Phần, Trương Nhã Linh, Trương Nhã Châm

Để vượt qua khó khăn về kinh tế, cô Lâm Phần đã chuyển đổi từ một nhân viên văn phòng thành một nông dân giỏi. Nhờ sự ủng hộ của con cái và tham gia dự án "Dệt ước mơ dành cho di dân mới và con em của di dân mới", sau khi được hỗ trợ, cô đã mở rộng diện tích nông trại, tuân thủ phương pháp canh tác không hóa chất, thân thiện với môi trường để trồng cà chua bi, bắp cải và cải xoong. Cô sử dụng mạng xã hội để tiếp thị sản phẩm. Khi sản lượng tăng lên, cô thường xuyên quyên góp rau quả tươi ngon cho nhà thờ và thu gom trái cây thừa từ các nông dân để làm men hoặc phân hữu cơ, tiếp tục nỗ lực cho việc canh tác thân thiện, mong muốn có nhiều người hơn được thưởng thức rau quả tươi ngon, không hóa chất do cô trồng.Cô Lâm Phân luôn giữ vững nguyên tắc canh tác thân thiện, không độc hại để trồng các loại rau quả lành mạnh. (Ảnh: Facebook Sở Di dân)

Xem thêm: Đăng ký tham gia Dự án "Dệt ước mơ dành cho di dân mới và con em của di dân mới" lần thứ 11

Nguồn: Facebook Sở Di dân

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading