:::

Sở Di dân tại Cao Hùng đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho 109 doanh nghiệp và đơn vị trên đại bàn thành phố

Sở Di dân tại Cao Hùng đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho 109 doanh nghiệp và đơn vị trên đại bàn thành phố. (Nguồn ảnh: Đội Đặc nhiệm của Sở Di dân tại Cao Hùng)
Sở Di dân tại Cao Hùng đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho 109 doanh nghiệp và đơn vị trên đại bàn thành phố. (Nguồn ảnh: Đội Đặc nhiệm của Sở Di dân tại Cao Hùng)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Thời báo Di dân mới toàn cầu / Tết Nguyên đán đang đến gần, Đội Đặc nhiệm của Sở Di dân tại thành phố Cao Hùng đã đến thăm hơn 20 khu hành chính đông dân cư ở thành phố Cao Hùng, tiến hành đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Anh, tiếng Campuchia và tiếng Myanmar cho 109 đơn vị có liên qua đến các quốc gia Đông Nam Á bao gồm 51 nhà hàng, 48 cửa hàng bách hóa bán buôn bán lẻ, 6 trung tâm thẩm mỹ chăm sóc sức khỏe và 4 nhà máy lớn có thuê dùng lao động di trú. Thông qua chính ngôn ngữ mẹ đẻ của các quốc gia Đông Nam Á để giải thích cặn kẽ với di dân mới và người nước ngoài về tầm quan trọng của việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời yêu cầu di dân mới, lao động di trú nhắc nhở người thân và bạn bè ở nước ngoài không mang các sản phẩm thịt vào Đài Loan. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền lên đến 1 triệu Đài tệ theo các quy định về luật phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm động vật. Ngoài ra, đối với người nước ngoài chưa được cấp thẻ cư trú của Đài Loan nếu vi phạm quy định mang thịt trái phép nhập cảnh vào Đài Loan sẽ bị xử phạt 200.000 Đài tệ, đồng thời nếu không ngay lập tức nộp hết toàn bộ số tiền phạt thì sẽ bị từ chối cho nhập cảnh. Nếu vi phạm quy định đặt mua hoặc nhập khẩu các sản phẩm từ động vật nằm trong danh mục phải kiểm dịch thì có thể bị phạt tù có thời hạn từ 7 năm trở xuống và đồng thời sẽ bị phạt tiền với mức dưới 3 triệu Đài tệ.

Xem thêm: Sở Di dân tại Cao Hùng đẩy mạnh tuyên truyền ngăn chặn dịch tả lợn và chuyên án người nước ngoài an tâm tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19

Tiến hành đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Anh, tiếng Campuchia và tiếng Myanmar. (Nguồn ảnh: Đội Đặc nhiệm của Sở Di dân tại Cao Hùng)Tiến hành đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Anh, tiếng Campuchia và tiếng Myanmar. (Nguồn ảnh: Đội Đặc nhiệm của Sở Di dân tại Cao Hùng)

Qua kiểm tra, hầu hết các đơn vị đều cho biết họ đã nắm rõ các quy định liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, nhưng một số vẫn nghĩ rằng chỉ có sản phẩm thịt dùng trong kinh doanh thì không được nhập khẩu. Nhưng sau khi nghe nói nếu mang các sản phẩm thịt nhập khẩu vào Đài Loan sẽ bị phạt rất nặng và còn có thể sẽ bị từ chối được nhập cảnh, mọi người đều nhanh chóng thông báo cho người thân và bạn bè biết về quy định này. Và thông qua các hội nhóm của di dân mới để hỗ trợ tuyên truyền, tuyệt đối không được nghĩ rằng đồ ăn của bản thân mình thì có thể thoải mái mang vào Đài Loan, tránh vi phạm pháp luật và gây tổn hại cho ngành chăn nuôi lợn của Đài Loan.

Xem thêm: Bí quyết nuôi dạy con cái của bà mẹ là di dân mới người người Hồng Kông

Không mang các sản phẩm thịt vào Đài Loan, tránh vi phạm pháp luật và gây tổn hại cho ngành chăn nuôi lợn của Đài Loan. (Nguồn ảnh: Đội Đặc nhiệm của Sở Di dân tại Cao Hùng)Không mang các sản phẩm thịt vào Đài Loan, tránh vi phạm pháp luật và gây tổn hại cho ngành chăn nuôi lợn của Đài Loan.(Nguồn ảnh: Đội Đặc nhiệm của Sở Di dân tại Cao Hùng)

Ông Triệu Chí Thành - Đội trưởng Đội đặc nhiệm của Sở Di dân tại thành phố Cao Hùng kêu gọi người dân hợp tác với các chỉ thị của Trung tâm Ứng phó thảm họa Trung ương, không mang các sản phẩm động thực vật từ nước ngoài vào Đài Loan, và không được gửi các sản phẩm có chứa thịt từ nước ngoài theo đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh vào Đài Loan, đồng thời nhắc nhở người dân không đặt mua các sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc. Đội trưởng Triệu Chí Thành cũng nhắc nhở di dân mới, Tết Nguyên đán đang đến gần, đừng vì nhớ những hương vị món ăn quê nhà mà đặt mua sản phẩm thịt trái phép vào Đài Loan. Trong thời gian tới, Sở Di dân cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường cử cán bộ đến các cửa hàng bách hóa, quán ăn Việt Nam, chợ truyền thống trên địa bàn thành phố tiến hành thanh tra và tuyên truyền, nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người dân và ngành chăn nuôi lợn chất lượng cao của Đài Loan.

Tin hot

回到頁首icon
Loading