Mã Mẫn đến từ Hà Nam kết hôn với ông Trần Gia Khánh và đến Đài Loan được hơn 10 năm. Cô lập ra Hiệp hội nhân ái Siloam (西羅亞全人關懷協會), dành thời gian cống hiến cho các hoạt động phúc lợi xã hội. 10 năm nay, có hơn 500 người vô gia cư và đã được giúp đỡ. Mã Mẫn vốn là giáo viên bổ túc, dùng chuyên môn của mình để tích cực phụ đạo cho di dân mới hoặc những trẻ em từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Sự cống hiến quên mình của cô cảm động nhiều chị em di dân, từ đó cùng cô tham gia những hoạt động xã hội.
Mã Mẫn và chị em di dân mới cùng con cái của họ cùng làm điểm tâm
(Nguồn ảnh: Fanpage Khu vườn sinh thái Siloam)
Mã Mẫn làm giáo viên bổ túc ở Thâm Quyến sau khi tốt nghiệp đại học, đồng thời mở lớp phụ đạo sau giờ học. Tình cờ tiếp xúc với tín đồ đạo Cơ đốc và gặp một số bạn trẻ có cùng lý tưởng. Ngoài việc tham gia các hoạt động tôn giáo, cô còn tham gia nhiều hoạt động đóng góp xã hội. Trong thời gian này, cô gặp người sáng lập Hebron Co,Life (希伯崙共生家園), cô bắt đầu tham gia vào các hoạt động phúc lợi và giúp đỡ các gia đình yếu thế.
Cũng từ đó cô quen được anh Trần Gia Khánh, hai người tâm đầu ý hợp. Sau hơn một năm yêu xa, cô bị thu hút bởi lý tưởng và nhiệt tình của anh. Mặc dù đôi bên có lý tưởng tương đồng, dành nhiều tình cảm cho nhau. Nhưng với việc kết hôn, hai người vẫn còn khá nhiều vấn đề cần đắn đo, với việc kết hôn cô sẽ phải tới Đài Loan và thích nghi hoàn cảnh sống mới. Cho đến khi xảy ra động đất năm 2008 ở tỉnh Tứ Xuyên, hai người cùng làm thiện nguyện quyên góp đồ dùng vật tư giúp đỡ những người ở khu bị nạn. Trong 1 tháng đồng sinh cộng khổ, hai người càng thêm hiểu nhau và đi tới quyết định kết hôn. Đồng thời, hai người quyết định thành lập nên Hiệp hội nhân ái Siloam Association (西羅亞全人關懷協會).
Mã mẫn đưa các con tìm hiểu môi trường sinh thái(Nguồn ảnh: Fanpage Khu vườn sinh thái Siloam)
Anh Trần Gia Khánh cải tạo mảnh đất cha anh để lại thành nơi giúp đỡ những người thiệt thòi trong xã hội như những người vô gia cư, tù nhân cải tạo, nghiện rượu, nghiện thuốc vv trong hơn 2 năm. Từ một Mã Mẫn quen với cuộc sống thành thị, tới khu nông thôn ở Đài Loan, đi chợ cũng phải dựa vào chồng lái xe nửa giờ mới tới khu trung tâm Gia Nghĩa. Đây là đả kích và khác biệt lớn đối với cô, có lúc cô từng hoài nghi quyết định đến Đài Loan của mình.
Cũng chính vì có chung lý tưởng với chồng, hai người cùng giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. Hơn 10 năm nay, cô và chồng đã giúp hơn 500 người. Cô nói, dù có là người nghiện rượu, nghiện thuốc, ở trại cải tạo, bị xã hội coi là đối tượng nguy hiểm, chỉ cần qua việc cùng chung sống và giúp đỡ, giúp họ cải thiện cuộc sống, vượt qua khoảng thời gian khó khăn. Chúng tôi đều hoan ngênh, và cũng nguyện giúp họ có nơi che mưa che nắng.
Hiệp hội nhân ái Siloam giúp di dân mới và con em của họ tham gia hoạt động(Nguồn ảnh: Mã Mẫn cung cấp)
Mã Mẫn và chồng đầu tư toàn thời gian cho khu cộng sinh, giúp những “người nhà” ở đây cách chăn nuôi, trồng rau, tự tạo nguồn thu nhập cho cuộc sống. Cho tới khi con cô đi nhà trẻ, cùng những phụ huynh khác chia sẻ, cô mới nhận ra có rất nhiều chị em di dân mới ở Đài Loan, do hoàn cảnh nghèo khó hoặc bận rộn công việc đồng áng, không thể vừa vừa vừa chăm sóc giáo dục con cái, mà ở vùng nông thôn cũng còn nhiều định kiến, khiến chị em di dân mới gả tới Đài Loan vô cùng tủi thân.
Đồng cảm với họ, cô quyết định chuyển trọng tâm giúp đỡ sang những di dân mới và trẻ em ở vùng nông thôn. Cô chủ động mời chị em di dân mới tham gia công việc của trang trại hữu cơ, giúp họ có nguồn hỗ trợ kinh tế, cùng tạo nên khu vườn cộng sinh, từng bước gíup họ cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc.
Đầu năm nay, cô cùng chị em di dân mới tham gia “Kế hoạch chắp cánh ước mơ cho di dân mới và con em của họ” giành được nguồn hỗ trợ. Cuối cùng cũng có cơ hội giới thiệu với chị em di dân mới cách trồng rau hữu cơ, tăng giá trị sản xuất và các kênh bán hàng cho rau hữu cơ.
Hiệp hội nhân ái Siloam
Ngoài ra, cô cũng tích cực thúc đẩy giáo dục về nông nghiệp và thực phẩm cho di dân mới và con em của họ, để chị em di dân mới có thể cùng con cái trồng rau, giới thiệu về hệ sinh thái và canh tác nông nghiệp. Ở Hiệp hội nhân ái Siloam (西羅亞全人關懷協會), có lớp nuôi dạy con cái sau giờ học, con cái sau khi hoàn thành bài tập cũng phụ giúp công việc đồng áng, ngày nghỉ thì cùng nhau nấu cơm, tham gia các hoạt động vv. Mã Mẫn chia sẻ, có nhiều di dân mới từ nhiều nước đến đây nấu ăn, mỗi ngày đều có thể thưởng thức ẩm thực các nước, cùng nhau tạo nên khu vườn ấm áp tình thương và gần gũi với môi trường.
Mã Mẫn và chị em di dân mới cùng con cái của họ cùng nấu ăn(Nguồn ảnh: Mã Mẫn cung cấp)