:::

Có nên nhường ghế hay không? Tìm hiểu văn hóa nhường ghế ưu tiên khác biệt ở mỗi quốc gia

Ghế ưu tiên là một trong những vấn đề thường xuyên gây tranh cãi tại Đài Loan. (Ảnh: Lấy từ Facebook MRT Đài Loan)
Ghế ưu tiên là một trong những vấn đề thường xuyên gây tranh cãi tại Đài Loan. (Ảnh: Lấy từ Facebook MRT Đài Loan)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Hơn 10 năm trở lại đây, việc sử dụng ghế bác ái trên các phương tiện giao thông công cộng đã trở thành một trong những chủ đề thường xuyên gây tranh cãi tại Đài Loan. Mới đây, Công ty Tàu điện ngầm Đài Loan ra thông báo, khái niệm ghế ưu tiên (priority seat) sẽ dần được thay thế cho dòng chữ ghế bác ái, hoan nghênh người dân sử dụng, bất kể là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em hay người có nhu cầu đều có thể ngồi.

Câu chuyện về ghế ưu tiên cũng có sự khác biệt tùy từng nền văn hóa. Khái niệm ghế ưu tiên có nguồn gốc từ Bắc Âu, sau đó được nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan hưởng ứng, nhằm khuyến khích người trẻ nhường ghế cho người cao tuổi.

Xem thêm: Cúm mùa tăng đột biết, bác sĩ khuyến cáo biến chứng “viêm não hoại tử cấp tính” có nguy cơ gây tử vong

Tuy nhiên, tại Nhật Bản, có thể dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người già phải đứng, trong khi người trẻ tuổi lại ngồi trên các phương tiện giao thông công cộng, bởi trong văn hóa của người Nhật, để tránh gây bất tiện cho người khác, người được nhường ghế thường sẽ từ chối, cũng có người Nhật bày tỏ không muốn được người khác nhường ghế.

Ở Hàn Quốc, văn hóa của họ đặc biệt xem trọng chuyện dành chiếc ghế này cho người già, bởi ngay cả khi tàu hoặc xe bus đã chật kín, hàng ghế này vẫn sẽ được bỏ trống. Nếu người trẻ ngồi hàng ghế ưu tiên, có thể sẽ bị trách mắng.

Xem thêm: Nhân viên cứu trợ quốc tế: Đa số nạn nhân buôn bán người bị người thân, bạn bè lừa đảo

Câu chuyện về ghế ưu tiên có sự khác biệt tùy từng nền văn hóa. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)

Ở các quốc gia châu Âu như Pháp, quan điểm về việc nhường ghế xoay quanh mỗi cá nhân, vì vậy mọi người thường có quan điểm khác nhau về vấn đề này. Một số người cảm ơn khi được nhường ghế, trong khi có người sẽ cảm thấy bị phân biệt đối xử. Do đó, ở Pháp, nếu bạn cảm thấy hành khách khác muốn sử dụng ghế ưu tiên, có thể hỏi trước ý muốn của họ để tránh gây khó xử.

Còn tại Anh, cụm từ "ưu tiên" được định nghĩa phải luôn trong trạng thái sẵn sàng để nhường lại nó. Nghĩa là khi không có ai cần, bạn sẽ được sử dụng nó tùy ý.

Xem thêm: Bé gái Việt Nam tìm lại khuôn mặt nhờ y học Đài Loan, tham gia cuộc thi vẽ tranh để bày tỏ cảm ơn

Câu chuyện về ghế ưu tiên có sự khác biệt tùy từng nền văn hóa. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)

Ở Mỹ, phụ nữ mang thai được đối xử như người bình thường, trong khi đó trẻ em mới là đối tượng được ưu tiên nhường ghế. Ở Úc, văn hóa nhường ghế tương tự với châu Âu và Mỹ, ngoại trừ một điểm đặc biệt là học sinh mua vé ưu đãi phải nhường ghế cho người mua vé thường.

Văn hóa nhường ghế ở Thái Lan vô cùng đặc biệt, do Thái Lan là quốc gia Phật giáo nên người dân nơi đây rất kính trọng các tăng sư. Do đó, khi gặp các nhà sư trên các phương tiện giao thông công cộng, họ thường tự nguyện nhường ghế.

Đối với văn hóa nhường ghế ở Đài Loan, Công ty Tàu điện ngầm Đài Bắc nhấn mạnh, nhường ghế là phép lịch sự của mỗi người, không có bất kỳ quy định nào bắt buộc. Tuy nhiên, sẽ thông qua các phương tiện như radio, quảng cáo, thông báo... để tuyên truyền, nhắc nhở người dân nhường ghế cho hành khách có nhu cầu thực sự. Đồng thời, ra mắt các loại huy hiệu, miếng dán phân biệt dành cho người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người khuyết tật v.v, qua đó, hy vọng có thể giúp dân chúng hình thành quan niệm đúng đắn về vấn đề này.

Tin hot

回到頁首icon
Loading