:::

Cùng điểm qua sự khác biệt trong chính sách tiêm chủng vắc-xin cho lao động di trú của các quốc gia châu Á

Một quan chức của Liên hợp quốc từng kêu gọi các nước châu Á tích cực hỗ trợ lao động di trú tiêm phòng vắc-xin, vì tổng số lao động di trú của các quốc gia châu Á chiếm 40% của thế giới. (Nguồn ảnh:《聯合報》)
Một quan chức của Liên hợp quốc từng kêu gọi các nước châu Á tích cực hỗ trợ lao động di trú tiêm phòng vắc-xin, vì tổng số lao động di trú của các quốc gia châu Á chiếm 40% của thế giới. (Nguồn ảnh:《聯合報》)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang hoành hành trên toàn cầu, rất nhiều quốc gia xảy ra tình trạng bùng phát lây nhiễm dịch bệnh tập thể ở người lao động di trú, cũng vì sự việc này đã giúp phơi bày thực trạng môi trường sống tồi tàn của người lao động di trú và gây rất nhiều sự chú ý từ dư luận. Từ vấn đề lao động di trú làm công việc điều dưỡng, chăm sóc trong các cơ sở phúc lợi xã hội có nguy cơ lây nhiễm cao, sống trong các khu ký túc xá nhỏ hẹp, đông đúc và thiếu vệ sinh hoặc bị chính phủ các nước loại trừ ra khỏi danh sách đối tượng được tiêm vắc-xin và chăm sóc y tế đã khiến cho trong trận dịch này, lao động di trú phải hứng chịu nguy cơ lây nhiễm cao hơn các nhóm đối tượng khác rất nhiều.

Một quan chức của Liên hợp quốc từng kêu gọi các nước châu Á tích cực hỗ trợ lao động di trú tiêm phòng vắc-xin, vì tổng số lao động di trú của các quốc gia châu Á chiếm 40% của thế giới. Đài Loan hiện liệt kê những người lao động di trú thuộc nhóm ngành nghề phúc lợi xã hội làm việc trong các cơ sở chăm sóc dài hạn là đối tượng tiêm chủng thứ sáu được nhà nước tài trợ và việc tiêm chủng này đã bắt đầu từ tháng 4/2021. Người lao động di trú làm công việc chăm sóc người cao tuổi tại các hộ gia đình lại không nằm trong diện ưu tiên tiêm chủng này. Tuy nhiên, do tỷ lệ có tiêm chủng vắc-xin hiện tại ở Đài Loan khá thấp, thêm vào đó là tình trạng thiếu hụt vắc xin, nên việc tiêm chủng cho người lao động di trú thuộc nhóm ngành nghề phúc lợi xã hội cũng đang phải đối mặt với việc tạm hoãn. Hãy cùng【Thời báo Di dân mới toàn cầu】điểm qua chính sách tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho lao động di trú tại một số quốc gia châu Á 

Xem thêm: Cảnh sát khu Vạn Hoa - những chiến binh tuyến đầu phòng dịch

Đài Loan hiện liệt kê những người lao động di trú thuộc nhóm ngành nghề phúc lợi xã hội làm việc trong các cơ sở chăm sóc dài hạn là đối tượng tiêm chủng thứ sáu được nhà nước tài trợ và việc tiêm chủng này đã bắt đầu từ tháng 4/2021. (Nguồn ảnh:《中國時報》)Đài Loan hiện liệt kê những người lao động di trú thuộc nhóm ngành nghề phúc lợi xã hội làm việc trong các cơ sở chăm sóc dài hạn là đối tượng tiêm chủng thứ sáu được nhà nước tài trợ và việc tiêm chủng này đã bắt đầu từ tháng 4/2021. (Nguồn ảnh:《中國時報》)

  • Nhật Bản

Nhật Bản gần đây đã đề xuất một kế hoạch tương tự, tất cả người nước ngoài đều có thể tiêm vắc-xin miễn phí, miễn là họ đăng ký và đặt lịch hẹn theo đúng quy định. Nhật Bản hiện đang phân chia giai đoạn để tiêm chủng vắc-xin theo từng đối tượng và dự kiến sẽ tiến hành tiêm chủng cho những người dân thường vào tháng 7 tới đây, bao gồm cả người nước ngoài. Để đơn giản hóa quy trình tiêm chủng vắc-xin cho người nước ngoài, các thông tin và tài liệu liên quan về vắc-xin đã được dịch sang 17 loại ngôn ngữ.

  • Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đã ra thông báo rằng tất cả cư dân người nước ngoài, kể cả người lao động nhập cư hợp pháp hay bất hợp pháp đều có thể tiêm vắc xin khi mới bắt đầu mở rộng tiêm chủng vắc-xin, thủ tục đăng ký tiêm chủng cũng giống như thủ túc đối với người Hàn Quốc. Các quan chức Hàn Quốc cam kết rằng những người lao động nhập cư trong nước có thể yên tâm tiêm chủng hoặc làm xét nghiệm sàng lọc, bất kể là họ có cư trú quá hạn hay không, và cũng không phải vì lý do ra tiêm vắc-xin hay làm xét nghiệm sàng lọc mà bị bắt và trục xuất về nước. 

Tuy nhiên, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hàn Quốc, việc thiếu thông tin về lịch trình tiêm vắc-xin, cùng với những thay đổi liên tục trong chiến lược phòng chống dịch bệnh cho người lao động nhập cư sau khi bùng phát dịch bệnh ở Hàn Quốc, đã khiến nhiều lao động nhập cư lo lắng rằng họ sẽ bị đưa ra khỏi danh sách các đối tượng được ltiêm chủng vắc xin.

  • Hồng Kông

Vào cuối tháng 4, Hồng Kông đã công bố kế hoạch xét nghiệm sàng lọc bắt buộc và tiêm chủng bắt buộc cho tất cả lao động nhập cư, yêu cầu 370.000 lao động nhập cư tại Hồng Kông phải được tiêm vắc-xin. Đối với những lao động nhập cư muốn đến Hồng Kông để làm việc thì phải xuất trình được ghi chép đã tiêm chủng vắc-xin khi làm thủ tục xin cấp thị thực lao động.

 

Tuy nhiên, chính sách này rất nhanh đã vấp phải sự công kích từ chính phủ các quốc gia như Philippines và Indonesia và các tổ chức nhân quyền, cho rằng chính sách này của Hồng Kông rõ ràng là một kiểu miệt thị người lao động nhập cư. Bởi vì chính quyền Hồng Kông đã tách riêng nhóm đối tượng lao động nhập cư này ra và gắn mác “Rủi ro (lây nhiễm) cao”. Trong khi những người lao động có tay nghề kỹ thuật chuyên môn đặc biệt thì lại không bị yêu cầu như vậy.

Hong Kong sau đó đã thông báo vào giữa tháng 5 rằng họ sẽ hoãn việc thực hiện tiêm chủng bắt buộc cho người lao động nhập cư, nhưng vẫn kiên quyết tiến hành hai đợt khám sàng lọc tổng quát cho người lao động nhập cư và kêu gọi người lao động nhập cư tự chủ xét nghiệm sàng lọc. Hồng Kông hiện tại đã có đủ nguồn vắc xin, đủ để tiến hành tiêm chủng cho cả người dân Hồng Kông và người lao động nhập cư sử.

Xem thêm: Bộ Ngoại giao Đài Loan cảm ơn Nhật Bản đã viện trợ 1,24 triệu liều vắc-xin AZ để phòng chống đại dịch Covid-19

 

Năm ngoái, Singapore đã gây chú ý trên các phương tiện truyền thông quốc tế do sự bùng phát lây nhiễm quy mô lớn tại các cụm ký túc xá dành cho lao động nhập cư. (Nguồn ảnh: Getty Images)

Năm ngoái, Singapore đã gây chú ý trên các phương tiện truyền thông quốc tế do sự bùng phát lây nhiễm quy mô lớn tại các cụm ký túc xá dành cho lao động nhập cư. (Nguồn ảnh: Getty Images)

  • Singapore

Năm ngoái, Singapore đã gây chú ý trên các phương tiện truyền thông quốc tế do sự bùng phát lây nhiễm quy mô lớn tại các cụm ký túc xá dành cho lao động nhập cư. Hơn 150.000 trong số 300.000 công nhân nhập cư trên toàn Singapore đã được xác nhận lây nhiễm, chiếm 90% tổng số các ca được xác nhận lây nhiễm của Singapore. Tờ Straits Post chỉ ra rằng bắt đầu từ tháng 3 năm nay, Singapore đã mở rộng việc tiêm phòng cho lao động nhập cư tại 5 khu ký túc xá lớn của Singapore chưa từng bị lây nhiễm COVID-19. Tính đến tháng 5, hơn 42.000 lao động nhập cư đã hoàn thành việc tiêm phòng, chiếm 13 – 15% trong tổng số lao động nhập cư của đất nước. Chính phủ Singapore cũng hứa trong tương lai sẽ dần dần mở rộng tiêm chủng vắc-xin cho các nhóm lao động nhập cư khác.

  • Malaysia

Malaysia, quốc gia láng giềng của Singapore, cũng đã từng bùng phát lây nhiễm dịch bệnh của lao động nhập cư trong nước. Malaysia có số lượng lao động nhập cư từ 3 đến 5 triệu người, cũng giống như hồi đầu năm ngoái, sau khi tiến hành rà soát toàn bộ số lượng lao động nhập cư, Malaysia đã tuyên bố vào tháng 4 năm nay sẽ tiến hành tiêm chủng mở rộng cho người tị nạn, lao động nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp trên toàn Malaysia.

Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia chỉ ra rằng người chủ sử dụng lao động sẽ chịu trách nhiệm đăng ký tiêm chủng cho lao động nhập cư hợp pháp. Còn đối với lao động nhập cư lưu trú quá hạn hoặc không có giấy tờ hợp pháp, việc tiêm chủng cũng được dự kiến tiến hành vào tháng 6 khi số lượng vắc-xin có đủ hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading