:::

Thảo luận về quyền lợi tự do chuyển chủ thuê của di công . Tình hình di dân lao động toàn cầu

Thảo luận về quyền lợi tự do chuyển chủ thuê của di công . Tình hình di dân lao động toàn cầu

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, châu Á và châu Âu đã trở thành khu vực có số lượng lao động nhập cư lớn nhất thế giới (xem hình 1 Bảng thống kê). Năm 2017, có 30,89% lao động nhập cư đến châu Á và 30,23% lao động nhập cư đến khu vực châu Âu (Liên hợp quốc, 2015). Ngoài ra, khu vực châu Á không chỉ là điểm đến cho di công quốc tế, mà nhiều quốc gia tại khu vực này cũng là nước “xuất đi” nhiều lao động nhập cư. Ví dụ Philippines, Indonesia, Bangladesh, Nepal và Ấn Độ là những quốc gia có số lượng lao động nhập cư lớn, trong đó Philippines và Indonesia là hai quốc gia có số lượng lớn lao động nhập cư là phụ nữ chuyên làm công việc chăm sóc người và gia đình. Lao động di dân và nhu cầu tuyển dụng công việc nhân viên chăm sóc hình thành nên chuỗi công việc nhân viên chăm sóc toàn cầu dành cho lao động nhập cư.  

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những nhân viên chăm sóc có trình độ chuyên môn thấp và được trả lương thấp ở các quốc gia nơi kiểm soát nhập cư ít nghiêm ngặt, và cho phép nhân viên chăm sóc nhập cư vào những nước này, như Vương quốc Anh, Ireland, Canada và Hoa Kỳ, hoặc thậm chí cho phép cả gai đình di dân (Spencer et al., 2009). Tất nhiên điều này cũng gia tăng thách thức điều phối lao động nhập cư tại các nước sở tại (Spencer et al., 2009).

Ngược lại, các khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Ma Cao lại áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập cư chặt chẽ hơn đối với lao động nhập cư và nhân viên chăm sóc chuyên môn thấp, với khuynh hướng thiên về việc lao động nước ngoài (nhân viên chăm sóc và di công) phải có được giấy phép lao động sau đó mới được cấp thẻ cư trú tạm thời tại Đài Loan tương ứng với thời gian ký hợp đồng làm việc, nhưng vẫn không được tính vào điều kiện nộp xin thủ tục di dân. Ngoài việc cùng người dân địa phương kết hôn hoặc như Nhật Bản có bằng chứng nhận chuyên môn và trải qua kỳ thì tiếng Nhật nghiêm ngặt, mới có thể được được cấp thẻ cư trú vĩnh viễn. Tuy nhiên, nhìn vào mặt thực tế việc lấy được thẻ cư trú vĩnh viễn đối với các lao động nước ngoài là một quá trình vô cùng khó khăn.

Học giả Silvey andParreñas(2019) đã từng nói : “các lao động nhập cư thường đối diện với các vần đề như : thiếu chính sách bảo vệ lao động cần thiết, duy trì công việc tại nước ngoài và giữ vững mối liên kết của mình với gia đình tại quê nhà, phạm vi công việc hạn chế dành cho lao động nhập cư muốn có giấy phép lao động 

Loa động nhập cư tại khu vực đường hầm tại Hongkong (Hình ảnh từ tác giả vài Viết) 

Lao động nhập cư tập trung tập một trạm MRT trong kỳ nghỉ lễ tại Hong Kong (Hình ảnh từ tác giả vài Viết) 

Di cư lao động : con đường xa vời vợi, lợi ích và khó khăn khi lao động nước ngoài

Nhiều di công vì muốn cải thiện kinh tế gia đình (như muốn cải thiện chất lượng sống và giáo dục cho con trẻ) mà trở thành người lao động nhập cư, bản thân có nhiều vai trò khác nhau trong gia đình, như có thể là những người cha/me, vợ hoặc chồng, con trai/con gái. Tuy nhiên ra công xưởng công nghiệp hoặc các chủ gia đình đều đang sử dụng nguồn lực lao động nước ngoài với số lượng nhiều, nhưng dù như thế nào những người lao động này vẫn là một con người hiện hữu, mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình. Với cơ cấu quản chế theo quy định pháp luật hiện hành và luật di dân, theo điều kiện kinh tế dần dần phát triển, điều kiện lao động và tại xã hội mới lại dễ gặp vấn đề yếu thế, đối mặt với việc bóc lột đối xử bất công, mặc dù Bộ lao Động tạo ra đường dây 1955 nhằm tư vấn khiếu nại và chỉ đạo các đơn vị liên quan đến lao động thúc đẩy toàn diện để dễ dàng kiểm tra và bảo vệ lợi ích của di công, nhưng nhiều lao động vẫn không hiểu hoặc bị dụ dỗ, trốn ra ngoài làm việc hoặc bị trục xuất hồi hương, đưa bản thân vào tình trạng yếu thế trong xã hội, rất nhiều di công sống lâu năm tại Đài Loan, nhưng lại gặp khó khăn trong vấn đề thích cứng với quê hương, mối quan hệ gia đình thay đổi,cuộc sống của họ là một câu chuyện phản ánh những tháng ngày chịu đựng gian khổ

Các lao động nhập cư xếp hàng đợi làm thủ tục hải quan nhập cảnh vào Đài Loan tại sân bay Đào Viên (Hình ảnh từ tác giả vài Viết) 

Các lao động nhập cư xếp hàng đợi làm thủ tục hải quan nhập cảnh vào Đài Loan tại sân bay Đào ViênxHình ảnh từ tác giả vài Viết) 

Xem xét về tầm quan trọng của chính sách quyết định điều kiện tự do chuyển đổi chủ thuê

Các nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra rằng tình trạng sức khỏe của lao động nhập cư đang ngày càng suy giảm. Gần một nửa trong dễ rơi vào tình trạng buồn chán xuống tinh thần, và tình trạng sức khỏe tâm thần kém nguyên nhân mật thiết dẫn đến là do thời gian làm việc hằng ngày quá dài môi trường sống nhập cư.

Vì vậy vần đề ở đây là làm sao để tránh tình trạng chủ thuê lao động vi phạm hợp đồng lao động, môi trường làm việc bất công và thiếu tôn trọng di công; cũng như thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của lao động nước ngoài, là các vần đề trở nên quan trọng hơn bao giời hết.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) 2017 cũng đã đưa ra khái niệm “Di chuyển công bằng” nhằm kêu gọi “Tôn trọng nhân quyền và quyền lợi lao động của di công, thật sự cung cấp cho họ cơ hội lao động chính đáng hợp lý, phù hợp với nhân quyền quốc tế, bao gồm cả tiêu chuẩn lao động”.

Tuy nhiên nỗi lo lắng không dám mở rộng quy chế chuyển đổi chủ vì có thể gây ra loa lắng bất an cho chủ thuê lao động, đặc biệt là những người cần được chăm sóc đặc biệt (như người gia, người khuyết tật hoặc bệnh nặng) trong gia đình nếu nhân viên chăm sóc dễ dàng chuyển đổi chủ thì các gia đình này sẽ đối diện với tình trạng thiếu người chăm sóc. Tuy nhiêu điều này cũng cho thấy sự nổi cộm vấn đề quan trọng trong việc cung cấp một chế độ chăm sóc lâu dài trong công đồng, nếu không điều này sẽ làm suy yếu phúc lợi chăm sóc, và gây ảnh hưởng đến bộ phận công dân có sức khỏe yếu cần được chăm sóc (người cần được chăm sóc và lao động nhập cư có liên hệ mật thiết với nhau).

Lời kêu gọi của ILO cũng là lời cảnh báo đến với chính phủ Đài Loan, cần phải linh hoạt hơn trong chính sách di dân và đưa ra các phương án thích hợp, như xem xét về các điều kiện theo đó người lao động nhập cư được quyền lựa chọn người chủ thuê lao động / việc làm, đặc biệt là các di công đã được thuê mướn hoặc các ngành nghề đang thiếu hụt lao động. Như vậy sẽ bảo vệ quyền làm việc nhiều hơn, và thúc đẩy hiệu quả trong thị trường lao động và quản lý di cư hiệu quả hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading