Thời báo Di dân mới toàn cầu / Thời gian gần đây, Đài Loan phát hiện nhiều kiện hàng bên trong có chứa sản phẩm từ thịt do người thân, bạn bè của lao động di trú ở nước ngoài gửi qua đường bưu điện đến Đài Loan. Các sản phẩm thịt này sau khi đưa đi giám định đều cho kết quả dương tính với vi-rút dịch tả lợn châu Phi. Để nâng cao hơn nữa nhận thức chung về phòng chống dịch bệnh, Trạm Phục vụ số 2 thuộc Đội Nghiệp vụ khu vực phía Nam của Sở Di dân tại thành phố Đài Nam đã thông qua mạng lưới các tổ chức phi chính phủ NGO gửi đến di dân mới và lao động di trú các tin phòng chống dịch bằng nhiều ngôn ngữ. Đồng thời tiến hành ghé thăm các ký túc xá của lao động di trú, địa điểm tôn giáo, cửa hàng tạp hóa Đông Nam Á, quán ăn v.v. ở Đài Nam để tăng cường tuyên truyền.
Một nhân viên họ Ngô của công ty môi giới ở khu Học Giáp tích cực tuyên truyền phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ số 2 của Sở Di dân tại TP Đài Nam)
Trọng tâm của chiến dịch này là ghé thăm các ký túc xá dành cho lao động di trú. Một nhân viên họ Ngô của công ty môi giới ở khu Học Giáp cho biết, từ sau khi biết được thông tin phát hiện bưu kiện gửi từ nước ngoài vào Đài Loan có chứa thịt lợn nhiễm vi-rút dịch tả, cô đã ngay lập tức tuyên truyền các quy định phòng chống dịch bệnh tới lao động di trú, nhắc nhở không được mua các sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc, tránh vi phạm pháp luật của Đài Loan. Ngoài ra, do phần lớn người dân Thái Lan tin theo đạo Phật nên lần này cũng phối hợp với hội Phật giáo của thành phố Đài Nam trong việc tuyên truyền phòng chống tả lợn châu Phi.
Xem thêm: Di dân mới người Việt mở nông trại trái cây hữu cơ cùng gia đình “vui thú điền viên” tại Đài Loan
Phần lớn người dân Thái Lan tin theo đạo Phật nên cũng phối hợp với hội Phật giáo của thành phố Đài Nam trong việc tuyên truyền phòng chống tả lợn châu Phi. (Nguồn ảnh: Trạm Phục vụ số 2 của Sở Di dân tại TP Đài Nam)
Một di dân mới họ Dương kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng ở Đài Nam đã được hơn 10 năm cho biết: "Hương vị các loại thịt muối và lạp xưởng của các nước Đông Nam Á rất khác so với của Đài Loan. Một số bạn bè người thân của di dân mới và lao động di trú do không nắm bắt được sự nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi nên đã gửi các sản phẩm thịt từ nước ngoài tới Đài Loan. Ông Hồ Bằng Tường – Chủ nhiệm Trạm Phục vụ số 2 của Sở Di dân tại thành phố Đài Nam cho biết, tết Nguyên đán đang đến gần, khó tránh khỏi việc những người thân hoặc bạn bè sẽ tặng quà cho nhau, tuy nhiên vẫn phải kêu gọi di dân mới và lao động di trú nhắc nhở người thân và bạn bè ở quê nhà không được gửi các sản phẩm thịt tới Đài Loan. Nếu nhận được các sản phẩm thịt từ nước ngoài, thì phải giao nộp cho cơ quan kiểm dịch động vật để tiêu hủy, người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 30.000 Đài tệ trở lên đến dưới 150.000 Đài tệ. Nếu vi phạm quy định nhập khẩu trái phép thịt từ nước ngoài vào Đài Loan sẽ bị phạt tù dưới 7 năm và phạt tiền 3 triệu Đài tệ. Nếu có bất kỳ vấn đề khúc mắc, vui lòng liên hệ 臺南市第二服務站 (Trạm Phục vụ số 2 của Sở Di dân tại thành phố Đài Nam).