:::

Cố vấn quốc sách tân di dân đầu tiên tại Đài Loan tích cực tham gia công tác xã hội, nói lên tiếng nói của tân di dân

Chị Hồ Thanh Nhàn chụp hình lưu niệm cùng MC chương trình. (Ảnh: Đài phát thanh IC Voice FM97.5)
Chị Hồ Thanh Nhàn chụp hình lưu niệm cùng MC chương trình. (Ảnh: Đài phát thanh IC Voice FM97.5)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Thời báo Tân di dân toàn cầu hợp tác với Đài phát thanh IC Voice FM97.5【新生報到-我們在台灣】(Tạm dịch: Tân di dân báo danh - Chúng tôi ở Đài Loan), cho ra mắt một loạt câu chuyện thú vị về những tân di dân đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan. Trong tập hôm nay, chương trình có dịp mời đến chị Hồ Thanh Nhàn (胡清嫻) – tân di dân đến từ Việt Nam, là cố vấn quốc sách tân di dân đầu tiên tại Đài Loan. Nhiều năm qua, chị tích cực tham gia công tác thúc đẩy xây dựng cộng đồng, quảng bá văn hóa, nói lên tiếng nói của tân di dân.  

Thời báo Tân di dân toàn cầu cũng đã biên tập câu chuyện trong chuyên mục ngày hôm nay sang 5 thứ tiếng bao gồm tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Indonesia, để nhiều độc giả biết đến hơn về câu chuyện của nhân vật.

Năm 2005, sau khi được gả đến Đài Loan, chị Nhàn cùng gia đình định cư tại Bình Đông. Chị không chỉ tích cực tham gia công tác xã hội, bồi dưỡng tân di dân, mà còn tổ chức nhiều khóa học để quảng bá văn hóa Đông Nam Á, giúp nhiều người hiểu hơn về văn hóa của tân di dân, từ đó, giúp họ nhanh chóng hoà nhập vào xã hội Đài Loan.

Xem thêm: Tân di dân Hồng Kông chia sẻ về hành trình di cư đến Đài Loan và bộ phim tài liệu mang tên “Con đường gập ghềnh”

Quá trình thu âm chương trình. (Ảnh: Đài phát thanh IC Voice FM97.5)

Nhớ lại quãng thời gian khi vừa đến Đài Loan, chị Nhàn cảm thấy xã hội lúc đó vẫn còn tồn tại nhiều định kiến, chưa thân thiện với tân di dân như hiện tại. Chị cũng chia sẻ những điều bất bình mà bản thân gặp phải khi tìm việc làm ở đây. Tuy nhiên, chị Nhàn bày tỏ, hiện nay xã hội đã cởi mở hơn rất nhiều, mọi người dần tôn trọng và muốn tìm hiểu nhiều hơn về các nhóm người, dân tộc khác nhau.

Trước đây, khi còn giảng dạy tại trường học hoặc khu dân cư, chị Nhàn nhận ra một điều là nhiều con em tân di dân không hiểu về văn hóa quê mẹ, thậm chí còn có tình trạng không tán thành, đồng ý với nó. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến phương pháp giáo dục của chị với con cái. Sau khi tham gia vào công tác xã hội, mỗi khi có cơ hội, chị Nhàn đều dẫn con đi cùng, ngoài việc giúp con hiểu hơn về mẹ, chị cũng hy vọng thông qua những hoạt động như trên có thể từng bước khuyến khích con thừa nhận thân phận tân di dân thế hệ thứ 2 của mình.

Xem thêm: Câu chuyện tình đặc biệt của tân di dân Mông Cổ và người chồng Đài Loan nên duyên nhờ “Thượng đế”

Tại chương trình, chị Nhàn cũng chia sẻ một kỷ niệm đáng nhớ của mình. Đó là tại Lễ hội đèn lồng Bình Đông năm 2019, các chị em tân di dân đã hợp tác cùng nghệ nhân Vương Văn Chí sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật “Nữ thần biển cả”, tượng trưng cho sự bao dung và hòa nhập. Sau khi lễ hội kết thúc, tác phẩm này vẫn được lưu giữ lại, điều này khiến các chị em vô cùng cảm động, bởi mọi người cảm nhận được một điều rằng thân phận của mình đã được “chấp nhận”.

“Nữ thần biển cả”, tác phẩm nghệ thuật tượng trưng cho sự bao dung và hòa nhập. (Ảnh: Đài phát thanh IC Voice FM97.5)

Chia sẻ về công việc đẩy mạnh xây dựng cộng đồng và quảng bá văn hóa, chị Nhàn thẳng thắn cho biết công việc này thực sự rất cực khổ, nhưng giúp chị học hỏi được rất nhiều điều. Vì vậy, chị vô cùng khuyến khích tân di dân hãy tham gia nhiều hơn vào công tác xã hội.

Tin hot

回到頁首icon
Loading