Để giúp các cặp vợ chồng di dân mới sớm thích nghi với môi trường sống mới và thu hẹp khoảng cách văn hóa, Văn phòng Công tác Cựu chiến binh huyện Kim Môn đã tổ chức “Hoạt động hướng dẫn hòa nhập cuộc sống cho di dân mới” vào ngày 7 tháng 7 tại Trung tâm Phúc lợi xã hội Xiaojing. Hoạt động do ông Du Văn Dũng, trưởng Văn phòng Công tác Cựu chiến binh huyện Kim Môn chủ trì, ông đặc biệt cảm ơn sự quan tâm và cống hiến không mệt mỏi của di dân mới đối với gia đình hàng ngày. Mục đích của hoạt động này là cung cấp một nền tảng gặp gỡ và giao lưu cho các cựu chiến binh đã xuất ngũ và gia đình di dân mới của họ, cùng nhau tạo dựng môi trường gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Ông Du Văn Dũng cũng nhắc đến chủ nhân giải thưởng Giáo dục Tổng thống năm nay là em Ngô Giai Thiến, em vừa là con em của cựu chiến binh vừa là con em của di dân mới, cho thấy chỉ cần nỗ lực, là có thể đạt được thành công.
Cô Đới Quế Đình, một nhân viên của Ban Dịch vụ Gia công và Các vấn đề Nông thôn của chính quyền huyện Kim Môn, đã tuyên truyền “Các khái niệm về nguồn lực dịch vụ di dân mới và Bình đẳng giới”. (Ảnh: Văn phòng Công tác Cựu chiến binh huyện Kim Môn cung cấp)
Hoạt động bắt đầu với việc giới thiệu về “Chính sách Pháp luật và Quyền lợi của di dân mới” và “Dự án xây dựng ước mơ cho di dân mới và con em của di dân mới” do nhân viên xã hội Hồng Tiểu Tranh đến từ Trạm Phục vụ thuộc Đội Nghiệp vụ khu vực phía Nam của Sở Di dân tại huyện Kim Môn giới thiệu. Tiếp đó, Cô Đới Quế Đình, một nhân viên của Ban Dịch vụ Gia công và Các vấn đề Nông thôn của chính quyền huyện Kim Môn, đã tuyên truyền “Các khái niệm về nguồn lực dịch vụ di dân mới và Bình đẳng giới”. Trong suốt thời gian hoạt động, thông qua cuộc tọa đàm tổng hợp, lắng nghe ý kiến và nhu cầu của các gia đình di dân mới, hy vọng cung cấp thêm nhiều sự trợ giúp và quan tâm đa dạng hơn, không khí tại hiện trường rất ấm áp và vui vẻ.
Hoạt động còn sắp xếp “Lớp Tự Làm Gốm và Trang Trí Bình Gốm Thần Sư tử đá”, do giáo viên Vương Minh Tông của Làng gốm Wuzhou hướng dẫn. Từ thời nhà Thanh, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, cây cối khó phát triển, các làng bắt đầu dựng Thần Sư tử đá ở giao lộ phía Bắc các ngôi làng hoặc sân đền để trấn gió trừ tà, Thần Sư tử đá dần trở thành vị thần bảo hộ của Kim Môn. Sau này, người dân cũng cầu xin Thần Sư tử đá giúp đỡ trong các sự kiện lớn nhỏ và cúng dường bánh kẹo và các vật phẩm tế lễ khác, cầu mong cuộc sống bình an và thuận lợi.Các gia đình di dân mới dưới sự giải thích dễ hiểu của giáo viên đã có cái nhìn sâu sắc hơn về Thần Sư tử đá, giáo viên còn trình bày cách pha màu và sử dụng cọ vẽ tại chỗ. (Ảnh: Văn phòng Công tác Cựu chiến binh huyện Kim Môn cung cấp)
Dưới sự giải thích dễ hiểu của giáo viên, các gia đình di dân mới đã có cái nhìn sâu sắc hơn về Thần Sư tử đá. Giáo viên đã trình bày cách pha màu và sử dụng cọ vẽ tại chỗ, biến những bình gốm đơn sắc thành những hình ảnh Thần Sư tử đá đầy màu sắc. Cả người lớn và trẻ em đều cùng trải nghiệm văn hóa Thần Sư tử đá độc đáo của Kim Môn, hoạt động nhận được sự tán dương của các gia đình di dân mới. Ông Lâm Cao Khánh đến Trạm Phục vụ của Sở Di dân tại huyện Kim Môn cho biết, thường xuyên duy trì liên lạc chặt chẽ với Văn phòng Công tác Cựu chiến binh huyện Kim Môn, cùng nhau phục vụ các gia đình di dân mới của cựu chiến binh đã xuất ngũ, ông bày tỏ sự khâm phục và ủng hộ chính sách “Cựu chiến binh ở đâu, phục vụ đến đó”.
Ông Du Văn Dũng cho biết, thông qua việc tổ chức các hoạt động cho di dân mới, hy vọng tăng cường sự giao lưu và tương tác giữa Văn phòng Công tác Cựu chiến binh huyện Kim Môn và các gia đình di dân mới của các cựu chiến binh đã xuất ngũ, để dịch vụ ngày càng gần gũi với nhu cầu của các gia đình di dân mới, cùng nhau tạo dựng môi trường gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Văn phòng Công tác Cựu chiến binh huyện Kim Môn sẽ tiếp tục giữ vững nhiệt huyết và chuyên môn, cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn.