img
:::

Nhà văn Nhật Bản khen ngợi khả năng ứng biến linh hoạt của người Đài Loan

Nhà văn Nhật Bản khen ngợi khả năng ứng biến linh hoạt của người Đài Loan. (Nguồn ảnh: kênh Youtube「超級爺爺SuperG」)
Nhà văn Nhật Bản khen ngợi khả năng ứng biến linh hoạt của người Đài Loan. (Nguồn ảnh: kênh Youtube「超級爺爺SuperG」)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Ở Đài Loan, việc tùy chỉnh đồ ăn và thức uống khi gọi món là rất phổ biến, nhưng đối với nhiều di dân mới sống ở Đài Loan, thì đây được coi như một khả năng đáp ứng linh hoạt của Đài Loan. Nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一) đã sống ở Đài Loan được hơn 40 năm, trên kênh Youtube「超級爺爺SuperG」của mình, ông thường hay chia sẻ những quan điểm độc đáo về cuộc sống ở Đài Loan và Nhật Bản mà ông đã quan sát được trong suốt một thời gian dài. Trong một video được đăng tải vào ngày 24/7 vừa qua, nhà văn chia sẻ về khả năng phục vụ khách hàng rất linh hoạt của nhân viên trong quán cơm hộp của Đài Loan và đã khiến ông vô cùng ngạc nhiên, đồng thời cũng khen ngợi rằng đây chắc chắn là ưu điểm mà Nhật Bản sẽ không bao giờ vượt qua được Đài Loan.

Xem thêm: 20.000 liều vắc-xin AZ do chính phủ Lithuania trao tặng đã về đến sân bay quốc tế Đào Viên – Đài Loan

Nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一) chia sẻ lại rằng, trong một quán ăn bán cơm hộp, có một người phụ nữ khi gọi món đã nêu ra một loạt những yêu cầu điều chỉnh đồ ăn theo ý thích của cá nhân, như yêu cầu lấy ít cơm, rau và đùi gà phải cắt nhỏ. Nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一) đã rất sửng sốt, "mua cơm mà có thể yêu cầu nhiều như thế sao?”. Ở Đài Loan, một cửa hàng bán cơm hộp có thể điều chỉnh lượng cơm nhiều hay ít và thay thế những thức ăn mà bạn không muốn ăn. Nhân viên bán hàng cũng đều có thể ghi nhớ rất rõ yêu cầu của từng khách hàng. Nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一) bày tỏ, những người nhân viên bán hàng đó quả là lợi hại. Cũng với tình huống tương tự như vậy, nhưng nếu ở Nhật Bản, tuy nhân viên quán ăn sẽ không tức giận nhưng sẽ từ chối với lý do "Đây là quy định, chúng tôi không thể làm như vậy cho bạn được, rất xin lỗi". Trong khi với cách phản ứng linh hoạt của nhân viên quán ăn của Đài Loan, có thể đạt được kết quả cả cửa hàng và khách hàng đều vui vẻ và hài lòng.

Xem thêm: Trạm Phục vụ của Sở Di dân tại huyện Bành Hồ tăng cường tuyên truyền phòng chống dịch bệnh bằng nhiều thứ tiếng

Nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一) bày tỏ, những người nhân viên bán hàng của Đài Loan quả là lợi hại. (Nguồn ảnh: kênh Youtube「超級爺爺SuperG」)

 Nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一) bày tỏ, những người nhân viên bán hàng của Đài Loan quả là lợi hại. (Nguồn ảnh: kênh Youtube「超級爺爺SuperG」)

Tại sao tính linh hoạt tại các hàng quán của Nhật Bản thấp như vậy? Nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一) cho rằng lý do từ chối của các nhân viên trong quán ăn của Nhật Bản là không đúng và “để nâng cao hiệu quả công việc, nên không nghĩ đến sự thuận tiện của khách hàng”. Ở Đài Loan, rất nhiều việc có thể được giải quyết một cách linh hoạt, và ngay cả các cơ quan của chính phủ cũng sẽ xem xét tình hình thực tế và giải quyết công việc sao cho linh hoạt nhất, khá là thân thiện mà lại có thể đạt được mục đích giải quyết công việc hiệu quả. So với "cách xử lý cứng nhắc" của Nhật Bản, khả năng ứng phó linh hoạt của người Đài Loan có thể làm tăng thêm niềm vui trong cuộc sống, đó cũng là một trong những lý do tại sao nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一) thích ở lại Đài Loan.

在台日本作家木下諄一 YouTube Kênh Youtube của nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一)

在台日本作家木下諄一 FB  Facebook của nhà văn Nhật Bản Kinoshita Junich (在台日本作家木下諄一)

Tin hot

回到頁首icon
Loading