img
:::

Ngày văn hóa Đông Nam Á 1095 sẽ diễn ra vào 17/12 tại Đài Trung

Ngày văn hóa Đông Nam Á 1095 sẽ diễn ra vào 17/12 tại Đài Trung. (Ảnh: Hiệp hội văn hóa di dân 1095 cung cấp)
Ngày văn hóa Đông Nam Á 1095 sẽ diễn ra vào 17/12 tại Đài Trung. (Ảnh: Hiệp hội văn hóa di dân 1095 cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Thời báo Tân di dân toàn cầu “Ngày văn hóa Đông Nam Á 1095” sắp tới sẽ được diễn ra tại thành phố Đài Trung vào hai ngày 17 và 18 tháng 12, dưới sự kết hợp của đa dạng các hoạt động như hội thảo, gian hàng bày bán, trải nghiệm văn hóa và buổi tiệc cảm ơn. Chương trình được Hiệp hội văn hóa di dân 1095 đứng ra tổ chức nhằm bày tỏ cảm ơn đến các đơn vị cá nhân đã đồng hành với các vấn đề liên quan đến tân di dân và lao động di trú trong thời gian dài, hi vọng thông qua các hoạt động trải nghiệm văn hóa dịp cuối năm như vậy, có thể khiến cho giao lưu văn hóa không chỉ là một khái niệm xa vời mà trở thành hành động thực tế.

Tiền thân của Hiệp hội văn hóa di dân 1095 là Văn phòng lịch sử văn hóa Đông Nam Á 1095, là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại thành phố Đài Trung và được thành lập vào năm 2016 bởi Quan Nữ Ni (官安妮), Giang Ngạn Kiệt (江彥傑), Hồng Gia Lê (洪嘉莉). Ba người nhận thấy quan hệ giữa các nước Đông Nam Á và Đài Loan ngày càng trở nên mật thiết, tuy nhiên ở trong nước lại có rất ít những đơn vị cơ quan phi chính phủ đứng ra tổ chức các hoạt động thúc đẩy giao lưu văn hóa, vì vậy bắt đầu nhen nhóm ý định thành lập văn phòng, với mục đích khích lệ các cá nhân đến từ nhiều quốc gia khác nhau hợp tác mở khóa học, tổ chức các hoạt động cộng đồng, tạo ra nhiều cơ hội để giao lưu hơn nữa.

Văn phòng văn hóa lịch sử 1095 tổ chức hoạt động nấu ăn. (Ảnh: Hiệp hội văn hóa di dân 1095 cung cấp)

Hiện tại vị trí giám đốc điều hành Hiệp hội văn hóa di dân 1095 do ông Trần Hàn Đường đảm nhiệm, ông hiện đang theo học Tiến sĩ Chính trị Quốc tế tại Đại học ZhongXing, vì vậy thường xuyên có cơ hội giao lưu trao đổi ý kiến với các học giả quan tâm đến vấn đề tân di dân và lao động di trú, từ các góc nhìn như nhân loại học, chính trị học để nghiên cứu, tìm ra những suy nghĩ cứng nhắc của người dân Đài Loan đối với người nước ngoài xuất phát từ đâu? “Từ góc độ nguồn lực, chúng ta có thể nghĩ rằng cung cấp đào tạo nghề nghiệp là đủ, nhưng những nguồn lực này ở một mức độ nhất định, sẽ làm mới lại sự hiểu biết của chúng ta về những người bạn nước ngoài.”

“1095 - thể hiện câu chuyện của những lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan trong thời gian 3 năm, chúng tôi hi vọng mối liên kết giữa người Đài Loan và Đông Nam Á không chỉ mang tính đơn phương, mà hơn thế nữa chúng tôi mong muốn có thể trở thành nhịp cầu gắn kết, khiến song phương đều có thể hiểu rõ về nhau.”

Văn phòng văn hóa lịch sử 1095 mở các khóa học tiếng Trung. (Ảnh: Hiệp hội văn hóa di dân 1095 cung cấp)

Về mặt thị giác, hoạt động năm nay được thiết kế theo chủ đề “Lóo-la̍t Lóo-la̍t”, mang ý nghĩa cảm ơn trong tiếng Mân Nam, ngoài mời đến tác giả Giang Uyển Kỳ (江婉琦) để tổ chức hội thảo chia sẻ nghiên cứu thực tế về đời sống sinh hoạt thường ngày của lao động di trú, từ đó giúp mọi người hiểu rõ hơn về bức tranh đời sống của những người nước ngoài khi đến Đài Loan làm việc, hiệp hội cũng mời đến nghiên cứu sinh khoa Xã hội Đại học Thanh Hoa cô Hồng Gia Tuệ để chia sẻ nghiên cứu thực tế khi cô có cơ hội trực tiếp đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình đời sống của lao động di trú khi họ trở về quê hương. Tại hội trường hôm đó còn có các bạn di dân đến từ Indonesia mô phỏng tập tục đám cưới quê nhà. Hoan nghênh mọi người đến tham gia để cùng hiểu hơn về diện mạo đời sống của di dân tại Đài Loan.

Tin hot

回到頁首icon
Loading