img
:::

Giáo sư Đại học Thế Tân khuyến khích tân di dân cùng tham gia thảo luận các vấn đề chung của xã hội

Cô Hạ Hiểu Quyên (夏曉鵑) khích lệ tân di dân và con em thế hệ thứ 2 tích cực tham gia các vấn đề chung của xã hội (Ảnh: Đài phát thanh giáo dục Quốc gia cung cấp)
Cô Hạ Hiểu Quyên (夏曉鵑) khích lệ tân di dân và con em thế hệ thứ 2 tích cực tham gia các vấn đề chung của xã hội (Ảnh: Đài phát thanh giáo dục Quốc gia cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Thời báo Tân di dân toàn cầu phối hợp với chuyên mục “幸福聯合國” (tạm dịch: Hạnh phúc Liên Hợp Quốc) của Đài phát thanh Giáo dục quốc gia để giới thiệu tới quý khán thính giả câu chuyện của những di dân mới tại Đài Loan. Dưới sự dẫn dắt của 2 MC là Lý Bái Anh (李沛英), Dương Vạn Lợi (楊萬利), trong tập phát sóng “Tân di dân làm thế nào để tham gia thảo luận các vấn đề xã hội” lần này, chương trình đã đặc biệt mời đến Giáo sư Hạ Hiểu Quyên (夏曉鵑) là người công tác lâu năm tại Viện Nghiên cứu và Phát triển xã hội Đại học Thế Tân (世新大學), hi vọng thông qua chương trình có thể khích lệ tân di dân và con em thế hệ thứ 2 tích cực tham gia thảo luận các vấn đề chung trong xã hội, lên tiếng vì quyền lợi của mình, mặc dù trong quá trình tham gia các vấn đề xã hội sẽ gặp phải không ít khó khăn, nhưng hi vọng mọi người đều có thể duy trì sự quyết tâm ban đầu, cùng nhau xây dựng xã hội Đài Loan ngày càng tươi đẹp.

Cô Hạ Hiểu Quyên (夏曉鵑) khích lệ tân di dân và con em thế hệ thứ 2 tích cực tham gia các vấn đề chung của xã hội (Ảnh: Từ Facebook “Hiệp hội Chị em Nam Dương Đài Loan)

Cô Hạ Hiểu Quyên đã có hơn 20 năm kinh nghiệm tham gia vào các vấn đề của tân di dân, cô dùng câu nói “Ba anh thợ da vượt qua Gia Cát Lượng” mô tả ngắn gọn công tác thúc đẩy các vấn đề xã hội chung, thường thì sẽ bắt đầu từ việc mỗi cá nhân tự “phát hiện ra vấn đề” đến quá trình “tìm kiếm cộng sự”, từ đó mới có thể “thành lập đội nhóm”, từ các mối quan tâm chung tập hợp nên những người có cùng suy nghĩ, chí hướng thông qua sự phát triển của mạng lưới internet để lên tiếng đòi quyền lợi cho bản thân, góp phần làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Giáo sư Hạ Hiểu Quyên lần đầu tiên tiếp xúc với tân di dân là vào năm 1991, khi cô tham gia vào điều tra thực nghiệp ở nông trại Meinong tại Cao Hùng, theo cách nói thời bấy giờ “các cô dâu nước ngoài” vào lúc đó do không hiểu quốc ngữ dẫn đến gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào cuộc sống. Đến năm 1995, cô Quyên thành lập lớp nhận biết mặt chữ, kêu gọi tân di dân từ các quốc gia khác nhau đến tham gia học tiếng Trung. Sau này các chị em tân di dân bắt đầu thành lập “Hiệp hội Chị em Nam Dương Đài Loan”, ngoài tiếp tục quan tâm đến các vấn đề của tân di dân, cũng bắt đầu chú ý đến việc giáo dục, phát triển của con em thế hệ thứ hai.

Các chị em đến từ các quốc gia khác nhau cùng thành lập “Hiệp hội Chị em Nam Dương Đài Loan” (Ảnh: Từ Facebook “Hiệp hội Chị em Nam Dương Đài Loan)

Nhắc đến “Hiệp hội Chị em Nam Dương Đài Loan”, MC của chương trình cô Lý Bái Anh chia sẻ ban đầu khi mới đến Đài Loan, để nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống nơi đây, cô đã chủ động báo danh tham gia lớp học nhận mặt chữ, trở thành thành viên của Hiệp hội. Sau khi nghe chia sẻ từ người dẫn chương trình, cô Hạ Hiểu Quyên cũng đồng tình “Đây chính là mục đích ban đầu khi thành lập của Hiệp hội Chị em”. Tân di dân vượt muôn trùng đại dương đến Đài Loan kết hôn, làm việc đều là những người dũng cảm, cố gắng vươn lên trong cuộc sống, nên nếu tập hợp được mọi người lại với nhau, thì có thể phát triển được sức mạnh đoàn kết của nhóm dân cư này.

Cùng với sự phát triển của làn sóng toàn cầu hóa, xã hội Đài Loan cũng bắt quan tâm đến các vấn đề chung trong xã hội, không chỉ người dân bản địa nên tham dự mà “tân di dân càng nên có trách nhiệm tham gia, bởi vì họ cũng là một phần tử của xã hội Đài Loan.” Cô Quyên nói: “Các chị em không cần phải lo lắng vấn đề ngôn ngữ hay bị lạc lõng, không gặp được những người bạn cùng chí hướng, mà chỉ cần trong tâm mình có mục tiêu, có lý tưởng thì có thể bắt đầu từ việc trao đổi giao lưu quan điểm với người thân bạn bè của mình.”

“Sau mỗi lần thúc đẩy thảo luận một vấn đề nào đó là cả sự nỗ lực của đoàn đội cùng chung lý tưởng.” MC Dương Vạn Lợi vô cùng đồng tình với câu nói này, nhớ lại khoảng thời gian tình hình dịch bệnh ở Đài Loan diễn ra vô cùng căng thẳng, Trung tâm chỉ huy áp dụng “Chính sách quản lý nghiêm biên giới” đã khiến cho chị gái ở Mĩ của cô không thể đưa con cái trở lại Đài Loan, nguyên nhân là do chị cô có Chứng minh thư Đài Loan còn con cái thì không, vì vậy không thể nhập cảnh về nước.

Trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, Trung tâm chỉ huy áp dụng “Chính sách quản lý nghiêm biên giới” (Ảnh: Pixabay)

Tiếp đến, sau khi MC Dương Vạn Lợi đăng câu hỏi lên Line, Facebook, không ngờ nhận được rất nhiều phản hồi từ khán giả, nhiều người cũng đối mặt với vấn đề tương tự. Người có nhu cầu nhập cảnh và gia đình tại Đài Loan của họ sau đó đã viết thư thỉnh cầu gửi lên chính phủ. Cuối cùng vào ngày 14/9/2021, Trung tâm chỉ huy đã nới lỏng quy định nhập cảnh đối với “Vợ chồng ngoại quốc và con em trong độ tuổi vị thành niên”. Đối mặt với các vấn đề bất cập trong thời kỳ quản lý và kiểm soát dịch bệnh, các nhóm người có cùng mục tiêu đã bắt tay hợp tác, nỗ lực vượt qua những khó khăn mà hoàn cảnh mang lại.

Thông qua chuyên mục “Tân di dân làm thế nào để tham gia thảo luận các vấn đề xã hội” lần này, cô Hạ Hiểu Quyên khuyến khích tân di dân có thể tận dụng sự phát triển của mạng Internet, thông qua các trang như Facebook, Instagram, Youtube...để thu hút những người có cùng chí hướng. Cho dù là thân phận tân di dân nhưng chúng ta đều có thể tập hợp lại với nhau, cùng tạo ảnh hưởng đến xã hội Đài Loan, thậm chỉ lan rộng ra toàn châu Á, thế giới, thực hiện sứ mạng quan trọng của tân di dân.

Tin hot

回到頁首icon
Loading