img
:::

 Tân di dân thế hệ thứ hai: từ tình yêu Đài Loan và Việt Nam đến quyết định gia nhập hàng ngũ chăm sóc sức khỏe dài hạn

Ảnh: Em Ngô Bái Trân (吳沛臻) cung cấp   
Ảnh: Em Ngô Bái Trân (吳沛臻) cung cấp  
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Thời báo Tân di dân toàn cầu “Có một lần nhà trường tổ chức phụ cấp cho học sinh thuộc nhóm yếu thế tham gia thi lấy bằng, nhưng điều khiến em thấy rất ngạc nhiên là trong số học sinh đó bao gồm cả con em tân di dân thế hệ thứ hai, hình như xã hội vô hình vẫn đang nhận định bộ phận tân di dân, con em thế hệ thứ hai vẫn là nhóm yếu thế cần được giúp đỡ”, em Ngô Bái Trân (吳沛臻) thế hệ tân di dân thứ hai có mẹ là người Việt Nam cảm khái bày tỏ, hóa ra những định kiến cứng nhắc đó vẫn luôn tồn tại quanh ta. Tuy nhiên, em không vì thế mà dừng lại, em dùng hành động thực tế của mình để chứng minh tân di dân thế hệ thứ hai không chỉ là danh từ mà còn có thể là động từ.

Vì lý do sức khỏe của người nhà em không tốt nên dù mới 21 tuổi em Bái Trân vẫn kiên quyết theo học y tá, trong thời gian 5 năm theo học, mỗi khi đến dịp nghỉ hè em đều xin làm thêm tại các cơ quan chăm sóc sức khỏe, em còn nhớ có lần nói lời chào tạm biệt với những người bệnh ở đó vào ngày cuối trước khi rời đi, có một bà cụ đã không kìm được nước mắt “bà nói chỉ có chúng em mới đến thăm, cùng nói chuyện với bà, lúc đó cảm xúc của em thật sự vô cùng lẫn lộn”.

Em Bái Trân hiểu rằng do nhân lực không đủ nên hệ thống chăm sóc sức khỏe dài hạn của Đài Loan không thể cung cấp nhiều hơn sự quan tâm cũng như chăm lo cho người bệnh, vì vậy đã khiến em có suy nghĩ chỉ cần có thể em sẽ cố gắng hết sức bớt thời gian để trò chuyện, tâm sự cùng các cụ lớn tuổi, hi vọng phần nào giúp họ với bớt cảm giác cô đơn trống trải, thậm chí em còn có ước mơ ngày sau sẽ mở một trung tâm chăm sóc sức khỏe. “Em hi vọng bản thân cũng có thể gia nhập vào hệ thống này, cố gắng hết sức mình, một mặt có thể góp sức nhỏ để chăm sóc các bệnh nhân, mặt khác có thể giải quyết những khó khăn khúc mắc khi trao đổi với các khán hộ công.”

Khi có dịp trở về Việt Nam, nghe thấy bà ngoại và dì nói về mình “Cháu (chỉ em Bái Trân) là người Đài không hiểu đâu, nên không cần phải giải thích”, nghe vậy trong lòng em không khỏi có chút buồn, “hóa ra bà ngoại không xem em là người Việt Nam, nên lúc đó em liền hạ quyết tâm phải cố gắng học tiếng Việt, sau khi về lại Đài Loan, em bắt tay ngay vào hành trình học tiếng Việt của mình.”

Vào năm sau đó, khi em có dịp quay trở lại Việt Nam, trình độ của em đã tiến bộ rất nhiều, giao tiếp cơ bản không gặp bất kỳ vấn đề gì, dì của em còn chủ động nói với bà ngoại là: “Tiếng Việt của Nhi (tên ở Việt Nam của em) bây giờ tốt quá rồi, cháu giờ là người Việt Nam rồi.” Nghe vậy em Bái Trân vô cùng hạnh phúc, trong giây phút đó em ý thức được thân phận của mình không chỉ là tân di dân thế hệ thứ hai tại Đài Loan mà em còn là người Việt Nam.

Hiện nay, buổi sáng em sẽ đi học trên trường, còn buổi tối dành thời gian làm y tá tại bệnh viện, hi vọng trong tương lai có thể tận dụng lợi thế về thân phận và ngôn ngữ của bản thân, gia nhập vào hệ thống chăm sóc sức khỏe dài hạn, quay trở lại cống hiến cho mảnh đất đã nuôi dưỡng em lớn khôn, “đối với em, chỉ cần là người thì không nên có bất kỳ hạn chế nào về khả năng, cho dù bản thân mang quốc tịch gì đều có thể trở thành người mà mình mong muốn, em yêu Đài Loan – mảnh đất sinh ra và nuôi dưỡng em khôn lớn, em cũng rất yêu Việt Nam – quê hương của mẹ mình, thiếu nơi đâu cũng đều không thể có em của ngày hôm nay.”

Tin hot

回到頁首icon
Loading