img
:::

Hứa Xán Hoàng – từ thương nhân đến người sưu tầm đồ cổ khiến cho BBC cũng phải ngã mũ thán phục

Ông Hứa Xán Hoàng – nhà sưu tầm tư liệu lịch sử Việt Nam (Nguồn ảnh: Đài phát thanh Giáo dục quốc gia cung cấp)
Ông Hứa Xán Hoàng – nhà sưu tầm tư liệu lịch sử Việt Nam (Nguồn ảnh: Đài phát thanh Giáo dục quốc gia cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Thời báo Tân di dân toàn cầu phối hợp với chuyên mục “幸福北台灣” (tạm dịch: Hạnh phúc nơi miền Bắc Đài Loan) của Đài phát thanh Giáo dục quốc gia để giới thiệu tới quý khán thính giả câu chuyện của những di dân mới tại Đài Loan. Khách mời trong chuyên mục “Câu chuyện của vị thương gia Đài Loan và đồ cổ Việt Nam, từ đầu tư đến sưu tầm” là nhà sưu tầm văn vật Việt Nam Hứa Xán Hoàng (許燦煌).

Chuyên mục hôm nay do 2 MC Thu Hương, Tiểu Anh cùng dẫn dắt giúp người nghe để hiểu hơn câu chuyện 30 năm thành công lững lẫy trên đất Việt Nam của ông Hoàng cũng như cơ duyên trở thành một nhà nhà sưu tầm đồ cổ nổi tiếng nước Anh được cả BBC đến phỏng vấn.

Xem thêm: Tân di dân Việt Nam tham quan triển lãm tại Viện bảo tàng Bưu điện, thán phục trước sự tiến bộ bình đẳng giới tại Đài Loan

Ông Hứa Xán Hoàng – nhà sưu tầm tư liệu lịch sử Việt Nam (Nguồn ảnh: Đài phát thanh Giáo dục quốc gia cung cấp)

Vào những năm đầu sự nghiệp ông Hứa Xán Hoàng từng kinh doanh thất bại tại quê nhà Đài Loan. Được sự giới thiệu của bạn bè là thương gia Đài ở Việt Nam, ông đã quyết định đánh cược một ván lớn, mượn 2000 đô của bố mẹ đến Việt Nam làm lại từ đầu.

Trải qua nửa năm điều tra thị trường, tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây, ông Hoàng phát hiện người Việt Nam rất ưa chuộng các sản phẩm làm đẹp đến từ Nhật Bản, tuy nhiên trên thị trường lại có rất ít mỹ phẩm của quốc gia này, vì vậy ông đã nảy ra ý nghĩ nhập hàng về Việt Nam kinh doanh.Quả nhiên đầu óc kinh doanh tinh tường của ông Hoàng đã được kiểm chứng tại thị trường Việt Nam, mới một tháng ngắn ngủi ông đã kiếm được hơn 50 vạn Đài tệ.

Trong một lần chạy xe qua một tiệm sách cũ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, nhìn thấy những cuốn sách cổ, có niên đại lâu đời được bày bán tại đây khiến ông nảy ra ý định phải mua về bằng được. Vì vậy, ông đã bỏ ra 5 triệu VND để mua hơn 200 đầu sách. Chủ tiệm sách thấy ông mua số lượng lớn như vậy nên vào ngày hôm sau đã gọi điện mời ông đến xem sách cổ. Khi nhìn thấy tấu sớ của vua Tự Đức, ông vô cùng ngạc nhiên: “Trên đó viết “知道了” (Trẫm biết rồi), tôi rất lấy làm kinh ngạc không hiểu tại sao hoàng đế của Việt Nam lại viết chữ Hán?”. Sau khi thương thảo giá cả với chủ tiệm, ông Hoàng đã thành công mua lại cuốn tấu sớ vô cùng quý giá này với giá là 3000 Đài tệ.

Ông Hứa Xán Hoàng chụp ảnh lưu niệm cùng 2 MC Tiểu Anh và Thu Hương (Nguồn ảnh: Đài phát thanh Giáo dục quốc gia cung cấp)

Ông Hứa Xán Hoàng vốn dĩ lên kế hoạch đưa những đầu sách cổ này về Đài Loan bán, nhưng càng sưu tầm lại càng đam mê, cuối cùng ông không nỡ bán đi. Ông còn đến Viện bảo tàng Cố cung làm thẻ thư viện, bỏ thời gian công sức học lịch sử Việt Nam, không những để phân biệt độ thật giả của văn vật mà còn để đi sâu tìm hiểu lịch sử văn hóa của quốc gia này.

Hiện nay, ông không chỉ có thể đọc vanh vách quốc hiệu niên đại của các triều đại Việt Nam, mà còn có thể dựa vào vị trí đóng dấu của các vị hoàng đế, cách dùng từ ngữ, hoa văn v.v để nhận biết niên đại và độ thật giả của đồ vật, ông nói thêm “Đối với tôi, Việt Nam là một quốc gia đặc biệt, mang màu sắc văn hóa nghệ thuật Trung Hoa”. 

Xem thêm: Người nước ngoài cư (lưu) trú quá hạn đầu thú về nước: Học sinh Cộng hòa Tchad cảm ơn Sở Di dân hỗ trợ hồi hương

Kho tàng sưu tầm của ông Hứa Xán Hoàng cũng khiến cho giới học thuật Việt Nam lấy làm kinh ngạc, số lượng văn vật trong kho tàng của ông Hoàng đã vượt qua thư viện Yenching của Đại học Harvard Mĩ, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp và thư viện Đông Dương Nhật Bản cùng gộp lại.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading