Theo bài đăng trên trang báo Kinh tế và Đô thị cho biết, Tết Trung thu ở Việt Nam còn được biết đến bằng nhiều tên gọi khác nhau như Tết thiếu nhi, Tết đoàn viên, đằng sau một cái tên đều chứa đựng những ý nghĩa đặc biệt. Tết Trung thu là ngày lễ truyền thống có nguồn gốc từ lâu đời. Tuy nhiên, tại Việt Nam, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8 này.
Các nhà khảo cổ học cho hay, tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121, từ đời nhà Lý, tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh, tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Xem thêm: 【20230924】Học ngoại ngữ: Tết Trung thu Việt Nam
Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, Tết Trung thu là ngày tết sum vầy đoàn tụ, vào ngày này, người người nhà nhà sửa biện mâm cỗ để cúng gia tiên, mọi người quây quần cùng vui chơi và hàn huyên.
Ngoài ra, do Tết Trung thu là thời điểm thu hoạch mùa màng trong năm, vì vậy, ý nghĩa ngày Tết Trung thu ở thời xưa còn là sự tri ân với thiên nhiên, với tổ tiên đã phù hộ cho mọi người được no ấm, cũng như cầu mong về mùa màng bội thu trong năm sau.
Phong tục ngày tết Trung thu ở Việt Nam rất đa dạng và tùy theo từng vùng miền. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động đều hướng đến trẻ em. Trẻ em thì dắt nhau thành từng nhóm rước đèn, múa sư tử, đánh trống, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, tiếng reo hò, tiếng đùa vang khắp cả đường, khiến không khí ngày tết sôi động hơn bao giờ hết.
Xem thêm: Sở Di dân Chương Hóa cùng tân di dân làm đèn ông sao, đón Tết Trung thu sớm
Theo Kinh tế và Đô thị