img
:::

Đại dịch COVID-19 hoành hành toàn cầu kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường từ những chiếc khẩu trang vứt bỏ

Đại dịch COVID-19 hoành hành toàn cầu kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường từ những chiếc khẩu trang vứt bỏ

Theo bài đăng trên Radio Taiwan International cho biết, dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu đã hơn 1 năm nay, khẩu trang được xem là thiết bị quan trọng phòng dịch, sau khi bị vứt bỏ, các khẩu trang này đã gây nên khủng hoảng môi trường. Làm thế nào để xử lý đúng cách những chiếc khẩu trang bị bỏ đi này cũng đã trở thành một vấn đề nan giải.

Để ngăn ngừa dịch Covid-19, khẩu trang đã trở thành công cụ phòng chống dịch không thể thiếu trong tay hàng tỷ người trên thế giới trong một năm qua, nhưng vũ khí phòng chống dịch này lại gây tác hại đến môi trường toàn cầu. Tháng 3 năm ngoái, có đoàn thể bảo vệ môi trường phát hiện một lượng lớn khẩu trang bị vứt bỏ tại các bãi biển ở Hồng Kông, và cùng với sự lây lan trên toàn cầu của dịch bệnh, nhu cầu về trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) như khẩu trang và găng tay tăng nhanh chóng, những chiếc khẩu trang bị vứt bỏ này đều có thể nhìn thấy mọi nơi từ trên núi đến đáy biển.

Tháng 10 năm ngoái, có phóng viên đã chụp được hình ảnh chú khỉ đang ăn chiếc khẩu trang bỏ đi ở vùng núi Malaysia, loạt ảnh này làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trên toàn cầu, và dưới đáy biển, cảnh con cua coi khẩu trang như con mồi đã gây sốc cho mọi người, những cảnh tượng này đã khiến cho con người lo lắng về sự xâm nhập của khẩu trang bị vứt bỏ đi vào động vật hoang dã và môi trường sinh thái tự nhiên.

Theo điều tra thăm dò của Hiệp hội hóa học Mỹ (American Chemical Society), hiện tại trên toàn cầu, mỗi tháng sử dụng khoảng 129 tỉ khẩu trang dùng một lần, và theo báo cáo của đoàn thể bảo vệ môi trường “Đại dương Châu Á (Ocean Asia)”, ước tính, năm ngoái có khoảng 1,5 tỉ chiếc khẩu trang đổ ra đại dương toàn cầu, tương đương với 6.200 tấn rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường biển.

Radio Taiwan International cho biết thêm, các nhà khoa học cảnh báo, những chiếc khẩu trang bị bỏ đi không chỉ ảnh hưởng đến các loài động vật lớn mà toàn bộ chuỗi thức ăn từ trên xuống dưới của hệ sinh thái đều có thể rơi vào cuộc khủng hoảng rác thải khẩu trang này. Nhà khoa học của Tổ chức bảo vệ đại dương Mỹ (Ocean Conservancy) George Leonard bày tỏ lo ngại về những rủi ro mà chuỗi thức ăn trong môi trường sinh thái phải đối mặt. Ông cho biết : Khẩu trang và găng tay là một vấn đề đặc biệt, vì trên cơ bản, chúng ảnh hưởng đến các loài động vật lớn, như là rùa biển, chim biển, cá lớn, chúng không có khả năng ảnh hưởng đến lớp đáy của các lưới thức ăn này, chẳng hạn như thực vật phù du hoặc động vật phù du, nhưng vấn đề là, trên thực tế, toàn bộ lưới thức ăn phải đối mặt với rủi ro, bởi vì khi những loại nhựa này phân hủy trong môi trường, cũng giống như tất cả các loại nhựa phân hủy trong môi trường, chúng sẽ tạo thành các hạt nhỏ hơn, và các hạt đó sau đó sẽ tác động lên toàn bộ lưới thức ăn, từ động vật nhỏ nhất đến động vật lớn nhất.

Không thể phủ nhận, khẩu trang là vũ khí quan trọng giúp con người phòng chống dịch bệnh, tuy nhiên, dù được vứt bỏ hay tái chế đúng cách, con người cũng phải học cách vứt bỏ khẩu trang đã được sử dụng đúng cách, để tránh mang lại một làn sóng khủng hoảng sinh thái cho trái đất.

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading