Hội Chị Em Nam Dương - Đài Loan ra mắt cẩm nang chăm sóc dài hạn đa ngôn ngữ hỗ trợ người chăm sóc nhập cư mới giảm áp lực.
Năm 2024, Hiệp Hội chị em Nam Dương Đài Loan đã tiến hành khảo sát về những khó khăn mà các gia đình di dân mới gặp phải trong vấn đề chăm sóc dài hạn. Kết quả cho thấy phụ nữ di dân mới thường đảm nhận vai trò “người chăm sóc chính trong gia đình”. Tuy nhiên, do rào cản ngôn ngữ và sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nhiều người không thể nhận được các nguồn lực hỗ trợ cần thiết.Nhằm giúp đỡ gia đình di dân mới và những người chăm sóc, hiệp hội đã tổng hợp “10 thách thức lớn nhất của phụ nữ di dân mới trong việc chăm sóc dài hạn”, đồng thời thiết kế “cẩm nang chăm sóc dài hạn tình huống thực tế”. Nội dung bao gồm thông tin giới thiệu về các nguồn lực chăm sóc dài hạn và cách áp dụng cụ thể. Đặc biệt, cẩm nang này được dịch ra nhiều ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Thái… với mong muốn giúp người di dân và gia đình dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn để sử dụng các nguồn lực này.“Chúng tôi nhận thấy nhiều người chăm sóc là di dân mới không chỉ phải lo kinh tế gia đình mà còn phải chăm sóc con nhỏ hoặc người già, đối diện với áp lực rất lớn nhưng lại không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài”, đại diện Hiệp Hội chị em Nam Dương Đài Loan cho biết. Việc ra mắt phiên bản cẩm nang đa ngữ chính là mong muốn giúp các gia đình có nhu cầu nhận được hỗ trợ kịp thời, không còn phải đơn độc đối mặt với khó khăn.Mười thách thức lớn trong chăm sóc dài hạn của chị em di dân mới(Hình ảnh / Trích từ FB Hội chị em Nam Dương Đài Loan )Cẩm nang được thiết kế tình huống thực tế, thông qua các ví dụ cụ thể để giải thích cách tìm kiếm nguồn lực khi gặp phải các vấn đề chăm sóc khác nhau như dịch vụ nghỉ ngơi cho người chăm sóc, hỗ trợ xin trợ cấp chăm sóc dài hạn… Với nội dung ngắn gọn, thiết thực cùng bản dịch đa ngữ, cẩm nang sẽ giúp người chăm sóc tiết kiệm thời gian và tìm được giải pháp phù hợp.“10 thách thức lớn nhất của phụ nữ di dân mới trong việc chăm sóc dài hạn”Năm 2024, Hiệp Hội chị em Nam Dương Đài Loan đã tiến hành khảo sát về những khó khăn mà các gia đình di dân mới gặp phải trong vấn đề chăm sóc dài hạn. Kết quả cho thấy phụ nữ di dân mới thường đảm nhận vai trò “người chăm sóc chính trong gia đình”. Tuy nhiên, do rào cản ngôn ngữ và sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận thông tin, nhiều người không thể nhận được các nguồn lực hỗ trợ cần thiết.Nhằm giúp đỡ gia đình di dân mới và những người chăm sóc, hiệp hội đã tổng hợp “10 thách thức lớn nhất của phụ nữ di dân mới trong việc chăm sóc dài hạn”, đồng thời thiết kế “cẩm nang chăm sóc dài hạn tình huống thực tế”. Nội dung bao gồm thông tin giới thiệu về các nguồn lực chăm sóc dài hạn và cách áp dụng cụ thể. Đặc biệt, cẩm nang này được dịch ra nhiều ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Thái… với mong muốn giúp người di dân và gia đình dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn để sử dụng các nguồn lực này.“Chúng tôi nhận thấy nhiều người chăm sóc là di dân mới không chỉ phải lo kinh tế gia đình mà còn phải chăm sóc con nhỏ hoặc người già, đối diện với áp lực rất lớn nhưng lại không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài”, đại diện Hiệp Hội chị em Nam Dương Đài Loan cho biết. Việc ra mắt phiên bản cẩm nang đa ngữ chính là mong muốn giúp các gia đình có nhu cầu nhận được hỗ trợ kịp thời, không còn phải đơn độc đối mặt với khó khăn.Cẩm nang được thiết kế tình huống thực tế, thông qua các ví dụ cụ thể để giải thích cách tìm kiếm nguồn lực khi gặp phải các vấn đề chăm sóc khác nhau như dịch vụ nghỉ ngơi cho người chăm sóc, hỗ trợ xin trợ cấp chăm sóc dài hạn… Với nội dung ngắn gọn, thiết thực cùng bản dịch đa ngữ, cẩm nang sẽ giúp người chăm sóc tiết kiệm thời gian và tìm được giải pháp phù hợp.Mười thách thức lớn của chị em di dân mới trong chăm sóc dài hạn(Hình ảnh / Trích từ FB Hội chị em Nam Dương Đài Loan )“10 thách thức lớn nhất của phụ nữ di dân mới trong việc chăm sóc dài hạn”Tiếng Trung: https://reurl.cc/A6dqd3Tiếng Việt: https://reurl.cc/zpA8YyTiếng Indonesia: https://reurl.cc/XZL6EgTiếng Thái: https://reurl.cc/eGXxdxTiếng Philippines: https://reurl.cc/86qGNXTiếng Campuchia: https://reurl.cc/KdMk4gTiếng Myanmar: https://reurl.cc/O5V1MX