img
:::

Giới thiệu các loại bánh ú, bánh chưng đặc trưng của các quốc gia Đông Nam Á

Mỗi năm khi đến Tết Đoan Ngọ, bánh ú lại được bày bán khắp nơi. (Ảnh: Lấy từ Facebook “愛買量販”)
Mỗi năm khi đến Tết Đoan Ngọ, bánh ú lại được bày bán khắp nơi. (Ảnh: Lấy từ Facebook “愛買量販”)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/Nguyễn Minh Ái (阮明愛)

Ăn bánh ú trong ngày Tết Đoan Ngọ là một tập tục lâu đời, được lưu truyền hàng nghìn năm trong xã hội người Hoa. Hơn trăm năm trước, người Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam đem theo văn hóa này di cư đến các nước Đông Nam Á, hòa nhập với phong tục tập quán của người bản địa, hình thành nên nét văn hóa đặc sắc riêng.

Bánh ú Nyonya thể hiện sự gắn kết nhiều nền văn hóa khác nhau, là loại bánh truyền thống của Singapore và Malaysia. (Ảnh: Lấy từ Facebook “大馬生活”)

Xem thêm: Nhân Kỷ niệm 100 năm thành lập Disney, Lễ hội nghệ thuật điêu khắc cát quốc tế Fulong tái hiện loạt nhân vật hoạt hình kinh điển

Bánh ú, bánh chưng Đông Nam Á có nhiều đặc trưng riêng. (Ảnh: Lấy từ Facebook “Văn phòng quận Luzhou”)

Trong bài viết này, Thời báo Tân di dân toàn cầu xin được giới thiệu đến quý độc giả những loại bánh ú, bánh chưng đặc trưng của các quốc gia Đông Nam Á. 

Singapore và Malaysia là hai quốc gia có số lượng người Hoa đông đảo nhất trong khu vực Đông Nam Á, vì vậy, vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Hoa. Bánh ú Nyonya là một món ăn đặc trưng của Singapore và Malaysia, loại bánh được làm từ gạo nếp đã được nhuộm xanh đẹp mắt, phần nhân gồm có thịt lợn, nấm, kẹo bí đao... sau đó dùng lá dứa để gói lại. Bánh ú Nyonya tượng trưng cho sự hòa hợp, gắn kết đa chủng tộc ở hai quốc gia này.

Bánh ú nhân thịt và bánh ú ngọt của Thái Lan có phát âm rất giống với tiếng Đài. (Ảnh: Lấy từ Facebook “Nhà hàng lẩu Rolling Thai”)

Ở Thái Lan, Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết Ba Zhang, bắt nguồn từ phiên âm của tiếng Triều Châu. Bánh ú “Ba Zhang” (บ๊ะจ่าง) rất giống với bánh ú truyền thống kiểu Đài. Ngoài ra, loại bánh ú ngọt “Ji Zhang” (กี่จ่าง) có phát âm tương tự như bánh ú mặn trong tiếng Đài.

Xem thêm:【20230611】Học ngoại ngữ: Chúc mừng ngày Tết Đoan Ngọ tại Đài Loan

Bánh ú ở Indonesia có nhiều hương vị khác nhau, bên trái là bánh Lemper, dùng trong dịp sinh nhật, đám cưới, bên phải là bánh ketupat, ăn trong tháng Ramadan (tháng ăn chay của người Hồi giáo). (Ảnh: Thời báo Tân di dân toàn cầu)

Tại Indonesia, Tết Đoan Ngọ được gọi là "Hari Raya Bakcang", bánh ú "Bakcang" được phát âm theo tiếng Phúc Kiến. Bánh ú của Indonesia được làm từ gạo tẻ, dễ tiêu hóa hơn so với bánh chưng truyền thống được làm từ gạo nếp.

Để phù hợp với nhu cầu của từng dân tộc và tôn giáo khác nhau, ở Indonesia còn có bánh chưng Halal được chứng nhận Halal (Bakcang Halal) dành cho người Hồi giáo, và bánh Ketupat được làm từ lá dừa, có hình dạng hộp lưới vuông và thường được ăn sau tháng Ramadan (Eid al-Fitr).

Bánh chưng là món ăn truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam. Bánh chưng vuông vức, bánh tét có hình trụ thon dài. (Ảnh: Thời báo Tân di dân toàn cầu)

Người Việt Nam không ăn bánh chưng trong ngày Tết Đoan Ngọ, đây là món ăn quen thuộc trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. Bánh chưng có hình dáng vuông vức, còn bánh tét có hình trụ thon dài, đều được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt, lá dong, lá chuối được dùng để gói bánh chưng.

Bánh ú của Philippines được gói bằng lá chuối, nguyên liệu chính là nước cốt dừa và gạo nếp, đây là một món ăn thường thấy trong dịp Giáng sinh. (Ảnh: @kawalingpinoy)

Bánh chưng Philippines (Suman) được gói bằng lá nứa hoặc lá chuối, phần nếp phải được ngâm trong nước cốt dừa. Loại bánh này nấu xong có vị ngọt, mềm mềm. Khi ăn, người ta thường chấm với đường trắng. Đây là một món ăn quan trọng trong dịp Giáng sinh của người Philippines.

Xem thêm: YouTuber nổi tiếng Thái Lan cùng người thân khám phá “thiên đường” ẩm thực dành cho người ăn chay - Đài Loan

Tin hot

回到頁首icon
Loading