img
:::
Tin tức đời sống

Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện phân chia rác thành 3 loại cho người dân

Theo quy định, rác thải sinh hoạt sẽ được chia thành 3 loại gồm: rác thải có khả năng tái chế, chất thải thực phẩm, chất thải rắn sinh hoạt. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)
Theo quy định, rác thải sinh hoạt sẽ được chia thành 3 loại gồm: rác thải có khả năng tái chế, chất thải thực phẩm, chất thải rắn sinh hoạt. (Ảnh minh họa: kho ảnh Pixabay)

Theo bài đăng trên trang báo VnExpress cho biết, ô nhiễm rác thải đang trở thành một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Sự gia tăng không kiểm soát của rác thải đô thị và công nghiệp đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức của người dân về phân loại rác, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, yêu cần các tỉnh, thành phố tuyên truyền để người dân bắt đầu phân rác thành ba loại, muộn nhất đến ngày 31/12/2024.

Xem thêm: Ngắm nhìn vẻ đẹp của đàn cò thìa mặt đen quý hiếm tại Lễ hội bảo tồn cò thìa mặt đen Đài Nam

Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt sẽ được chia làm ba loại. Đầu tiên là chất thải có khả năng tái chế như giấy thải (hộp, túi, lọ cốc bằng giấy, sách, truyện, thùng bìa carton, giấy bọc...), nhựa thải (bao bì nhựa đựng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế...). Cùng với đó là kim loại thải và thủy tinh thải, vải đồ da, đồ gỗ, cao su, săm lốp, thiết bị điện tử.

Thứ hai là chất thải thực phẩm gồm: Thức ăn thừa; thực phẩm hết hạn sử dụng; các loại rau, củ, quả, trái cây và phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn. Chất thải này cần đựng trong túi, bao bì kín, không rò rỉ, ngăn mùi phát tán.

Xem thêm: Lễ hội “Thành phố Giáng sinh Tân Bắc” sẽ khai mạc vào ngày 17/11, hàng loạt hoạt động hấp dẫn kéo dài trong suốt 46 ngày

Loại thứ ba là nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác gồm: Chất thải nguy hại (bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình gas mini, găng tay, giẻ lau dính dầu, hóa chất); kim tiêm, khẩu trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh, bóng đèn huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thủy ngân thải.

Bên cạnh đó còn có chất thải cồng kềnh như ghế, giường, tủ, khung cửa, gốc cây; một số chất thải như phân động vật, tã bỉm, đầu mẩu thuốc lá, hộp xốp, giày dép.

Theo VnExpress

Tin hot

回到頁首icon
Loading