img
:::

Vốn sỗ huữ Singaore vẫn không tahy đổi sau khi Vinmart và Massan sáp nhập

Vốn sỗ huữ Singaore vẫn không tahy đổi sau khi Vinmart và Massan sáp nhập

Nghị quyết HĐQT của Tập đoàn Masan mới công bố về việc hoán đổi cổ phần trong thương vụ nhận sáp nhập VinMart và VinEco từ Vingroup tiết lộ số cổ phần của cổ đông GIC sở hữu tại Công ty CP phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM.

Theo đó, phần vốn của cổ đông đến từ Singapore này sẽ được giữ nguyên thay vì hoán đổi cùng với phần vốn Vingroup sở hữu.

Masan cho biết sẽ nhận 83,74% cổ phần phổ thông đang lưu hành của Công ty VCM và đổi lại việc phát hành quyền chọn nhận cổ phần của một công ty hợp nhất mới là công ty con của Masan. Trong đó, công ty hợp nhất này sẽ sở hữu cổ phần cũng như phần vốn góp và vận hành cả hai công ty gồm VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.

Hiện tại, hai bên vẫn chưa công bố rõ tỷ lệ hoán đổi cụ thể cũng như tỷ lệ sở hữu của các bên trong công ty hợp nhất mới. Theo thỏa thuận trước đó, Masan sẽ nắm quyền điều hành, còn Vingroup là cổ đông.

 

GIC sẽ giữ nguyên số cổ phần sở hữu tại công ty mẹ của chuỗi VinMart, VinMart+ thay vì hoán đổi như Vingroup. Ảnh: Hiếu Đam.

Tại VCM, ngoài Vingroup nắm đa số vốn, thì quỹ đầu tư của chính phủ Singapore - GIC cũng là cổ đông lớn. Quỹ này từng chi 500 triệu USD để sở hữu hơn 16% vốn hồi tháng 9/2019. Cụ thể, Vingroup nắm giữ trực tiếp 64,3% cổ phần VCM, các cá nhân liên quan nắm 19,44%, và nhóm nhà đầu tư GIC nắm 16,26% còn lại.

Số cổ phần GIC nắm giữ tại VCM đúng bằng số cổ phần còn lại mà Masan không nhận tiếp quản và hoán đổi. Điều này đồng nghĩa với việc Quỹ đầu tư của chính phủ Singapore sẽ tiếp tục giữ nguyên cổ phần tại VCM thay vì hoán đổi sang pháp nhân mới như Vingroup.

Ngoài phần vốn nắm giữ tại VCM, GIC cũng là cổ đông nắm giữ trực tiếp 4,31% vốn Tập đoàn Masan. Quỹ đầu tư này cũng chi 1,3 tỷ USD để sở hữu cổ phần và cho vay Vinhomes - một công con khác của Vingroup.

Công ty VCM được Vingroup thành lập để tiếp quản phần vốn sở hữu tại VinCommerce (đơn vị vận hành chuỗi VinMart và VinMart+). Ngoài ra, VinCommerce cũng nắm 100% vốn VinEco.

Trong khi đó, MasanConsumerHoldings là công ty con do Tập đoàn Masan nắm 85,71% vốn, phần còn lại do Tập đoàn Singha (Thái Lan) sở hữu.

Công ty này sở hữu 94,7% vốn tại Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan - doanh nghiệp chuyên vận hành mảng hàng tiêu dùng, và 66,67% vốn tại Masan Brewery - mảng sản xuất bia.

Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan có vốn điều lệ 7.229 tỷ đồng, và là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong hệ sinh thái doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Trong năm 2018, công ty ghi nhận khoảng 17.200 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận hàng năm trên dưới 3.000 tỷ đồng.

VinCommerce có vốn điều lệ 6.436 tỷ đồng, sở hữu chuỗi Vinmart và Vinmart+, còn VinEco có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, là công ty nông nghiệp áp dụng công nghệ vào sản xuất với sở hữu 15 nông trường trên cả nước.

Là nhà bán lẻ có số điểm bán lớn nhất thị trường Việt Nam, nhưng hoạt động kinh doanh này của Vingroup đến nay vẫn chưa đạt điểm hòa vốn và thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Tin hot

回到頁首icon
Loading