img
:::

Luật mới của Việt Nam quy định nghiêm ngặt việc uống rượu bia không được lái xe

Luật mới của Việt Nam quy định nghiêm ngặt việc uống rượu bia không được lái xe

Cụ thể, khoản 8 điều 8 của Luật Giao thông đường bộ trước đó nghiêm cấm "điều khiển ôtô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn", riêng người điều khiển xe máy chỉ cấm khi "trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở".

Để đồng bộ với luật chống tác hại rượu bia, nghị định 100 hiệu lực từ 1/1/2020 sửa điều khoản này, nghiêm cấm người "điều khiển ôtô, môtô, xe gắn máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Tức, nồng độ cồn trong máu người lái xe bằng 0. Mức phạt tăng gấp đôi so với trước. 

Theo bà Trang, 10 năm nay, Luật giao thông đường bộ đã quy định không có nồng độ cồn trong máu và khí thở mới được phép lái xe, người dân không phản ứng gì. Nay, Luật mới bổ sung thêm xe máy và mức phạt mới nên có nhiều ý kiến.

Tuy vậy, bà Trang cho rằng: "Mức phạt mới chưa phải là cao, nhiều nước còn phạt tù người vi phạm dù không gây hậu quả nghiêm trọng".

Nhật Bản phạt 5.000-10.000 USD, Anh và Singapore khoảng 4.000 USD (khoảng 1-2 tháng lương). Người vi phạm còn chịu phạt tù 3-6 tháng như ở Anh, Singapore, tù 3 năm ở Nhật, Hàn Quốc, kèm theo tước bằng, chịu lao động công ích và học lại luật, thi lại bằng. Nếu tái phạm, người vi phạm sẽ chịu mức phạt lũy tiến cao gấp nhiều lần. 

Ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội mới chia sẻ với VnExpress.net rằng ông tâm đắc nhất quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe". Đây là thông điệp quyết liệt, được lấy ý kiến nhiều lần. Mức phạt mới là giải pháp đánh vào kinh tế, giúp người dân thay đổi dần nhận thức, hành vi.

Theo ông Phong, cấm lái xe khi đã uống rượu bia sẽ làm nhu cầu rượu bia giảm, từ đó giảm nguồn cung, khắc phục được những hậu quả do rượu bia gây ra.

Thực tế, 7 ngày đầu kể từ khi luật có hiệu lực, số bệnh nhân vào các bệnh viện tại Hà Nội cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia đã giảm mạnh, thậm chí giảm đến 50% ở Bệnh viện Thanh Nhàn. 

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng rượu bia tăng nhanh. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia trong lứa tuổi vị thành niên và thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm. Tỷ lệ uống rượu, bia ở mức có hại - tức từ 6 đơn vị rượu trở lên trong một lần uống lên tới 44%. Việc sử dụng rượu bia có hại cho sức khỏe, gây ra nhiều loại bệnh tật. Đặc biệt, tình trạng tai nạn giao thông do rượu bia khá cao. Vì vậy cần phải có các biện pháp mạnh mẽ để giảm các tỷ lệ này.

"Không có ngưỡng an toàn nào cho rượu bia. Mục đích lớn nhất của Luật là nâng cao nhận thức và ý thức sử dụng rượu bia an toàn, hạn chế tác hại của rượu bia với sức khỏe, trật tự và an toàn xã hội trong đó có an toàn giao thông", bà Trang nói.

Theo bà Trang, tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống thì hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Và tuyệt đối không uống rượu bia trước khi lái xe.

vnexpress.net

Hình minh họa từ Pixabay

Tin hot

回到頁首icon
Loading