img
:::

Đài Loan được bình chọn là điểm đến du lịch hấp dẫn và thân thiện với người Hồi giáo

Năm 2018, Bộ Giao thông vận tải đã mời nữ diễn viên Hồi giáo người Malaysia Mira Filzah làm người phát ngôn cho ngành du lịch Đài Loan tại Malaysia và Brunei. (Nguồn ảnh: Bộ Giao thông)
Năm 2018, Bộ Giao thông vận tải đã mời nữ diễn viên Hồi giáo người Malaysia Mira Filzah làm người phát ngôn cho ngành du lịch Đài Loan tại Malaysia và Brunei. (Nguồn ảnh: Bộ Giao thông)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Thời báo Di dân mới toàn cầu/ Cơ quan xếp hạng Mastercard Crescent Rating Global Muslim Travel Index (GMTI) gần đây đã công bố Chỉ số Du lịch Hồi giáo toàn cầu (GMTI) năm 2021. Đài Loan đã giành được vị trí thứ hai trong số những điểm đến du lịch của Tổ chức hợp tác phi Hồi giáo, cùng thứ hạng với Vương quốc Anh, chỉ đứng sau Singapore. Đây là một sự khẳng định tuyệt vời về những nỗ lực xây dựng môi trường du lịch Hồi giáo của Đài Loan. Sau khi Đài Loan khôi phục mở cửa biên giới, Cục Du lịch - Bộ Giao thông đã chuẩn bị đón tiếp những du khách người Hồi giáo đến Đài Loan du lịch. Vài ngày trước đây, Hội nghị Giao lưu doanh nghiệp B2B xây dựng môi trường du lịch thân thiện với người Hồi giáo đã được tổ chức tại khách sạn Khải Đạt ở Đài Bắc, hy vọng thông qua các hoạt động giao lưu hợp tác có thể thúc đẩy du lịch Hồi giáo tại Đài Loan ngày càng phát triển hơn nữa.

Xem thêm: Đài Loan và Việt Nam thúc đẩy chương trình đào tạo cao học cho giảng viên các trường đại học của Việt Nam

Hội nghị Giao lưu doanh nghiệp B2B xây dựng môi trường du lịch thân thiện với người Hồi giáo đã được tổ chức tại khách sạn Khải Đạt ở Đài Bắc. (Nguồn ảnh: Bộ Giao thông)Hội nghị Giao lưu doanh nghiệp B2B xây dựng môi trường du lịch thân thiện với người Hồi giáo đã được tổ chức tại khách sạn Khải Đạt ở Đài Bắc. (Nguồn ảnh: Bộ Giao thông)

Dưới sự thúc đẩy của chính sách hướng Nam mới của chính phủ, nâng cao sự trao đổi kinh tế, thương mại và du lịch với các nước ASEAN. 40% tổng dân số của khối ASEAN là người Hồi giáo. Ngoài ra, có gần 300.000 di dân mới hoặc lao động di trú là người Hồi giáo đang sinh sống ở Đài Loan. Hiện Đài Loan cũng có 254 nhà hàng, khách sạn và trang trại nghỉ dưỡng đã được cấp chứng nhận ẩm thực chay Halal. Gần đây, Công viên địa chất Dã Liễu, Công viên tự nhiên Quan Độ, các công ty du lịch, hướng dẫn viên du lịch, v.v. cũng liên tiếp đạt được chứng nhận về địa điểm (nhân viên) thân thiện với người Hồi giáo.

Xem thêm: Đài Loan sản xuất phim ngắn “Ly cà phê đầu tiên” xúc tiến quảng bá cà phê sang thị trường Nhật Bản

Văn phòng đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Malaysia tổ chức "Salam Taiwan 2020" vào năm 2019 để chào đón người Hồi giáo đến Đài Loan. (Nguồn ảnh: Trang web Thông tin chính sách hướng Nam mới)Văn phòng đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Malaysia tổ chức "Salam Taiwan 2020" vào năm 2019 để chào đón người Hồi giáo đến Đài Loan. (Nguồn ảnh: Trang web Thông tin chính sách hướng Nam mới)

Cục Du lịch cho biết, việc thúc đẩy du lịch Hồi giáo sẽ không chỉ thúc đẩy người Hồi giáo đến với Đài Loan tăng thêm nguồn thu từ du lịch, mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống và sức tiêu dùng của người Hồi giáo ngay tại Đài Loan. Theo báo cáo của GMTI năm 2021, mặc dù đại dịch đã tàn phá ngành du lịch, nhưng một số điểm đến đã sẵn sàng được kích hoạt trở lại khi biên giới mở cửa. Theo báo cáo, những điểm đến này có cơ sở vật chất và dịch vụ thân thiện với người Hồi giáo, đồng thời đã tiếp tục nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong việc xây dựng năng lực và tiếp thị điểm đến cho các thị trường nước ngoài của người Hồi giáo ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Trong tuyên bố đưa ra ngày 15/7, Trung tâm Du lịch Hồi giáo (ITC) cho biết Malaysia vẫn là điểm đến được xếp hạng hàng đầu trong GMTI 2021 như đã từng “soán ngôi” kể từ lần đầu tiên GMTI ra mắt vào năm 2015.

Tin hot

回到頁首icon
Loading