img
:::

Làn sóng khán hộ công chuyển ngành đổi việc trong mùa dịch

Theo Bộ Lao động cho biết, năm ngoái số lượng khán hộ công chuyển việc sang làm công nhân trong nhà máy chưa đến 300 người, nhưng đến tháng 1 năm nay đã có 247 khán hộ công chuyển việc. (Nguồn ảnh:《聯合報》)
Theo Bộ Lao động cho biết, năm ngoái số lượng khán hộ công chuyển việc sang làm công nhân trong nhà máy chưa đến 300 người, nhưng đến tháng 1 năm nay đã có 247 khán hộ công chuyển việc. (Nguồn ảnh:《聯合報》)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra tình trạng Đài Loan thiếu hụt lao động ở rất nhiều ngành nghề. Ngành chăm sóc dài hạn tại Đài Loan chủ yếu dựa vào các khán hộ công (nhân viên chăm sóc điều dưỡng) người Indonesia. Nhất là sau khi chính phủ thực thi lệnh cấm nhập cảnh đối với lao động Indonesia đã khiến cho những chủ thuê đang có nhu cầu dịch vụ chăm sóc dài hạn càng khó tìm được khán hộ công hơn, thời gian chờ đợi tìm người cũng kéo dài hơn, thêm vào đó là các tình trạng giá thành tuyển dụng, chi phí thủ tục cũng tăng vọt. Về sau cũng có chủ thuê đã đưa ra cáo buộc rằng nhiều khán hộ công nhân lúc thiếu hụt lao động này mà đã chuyển việc để trở thành công nhân nhà máy, điều này khiến tình trạng thiếu hụt lao động của ngành chăm sóc điều dưỡng càng trở nên trầm trọng hơn.

Theo Bộ Lao động cho biết, năm ngoái số lượng khán hộ công chuyển việc sang làm công nhân trong nhà máy chưa đến 300 người, nhưng đến tháng 1 năm nay đã có 247 khán hộ công chuyển việc. Bộ cho biết sẽ nghiên cứu và thảo luận lệnh cấm “khán hộ công gia đình chuyển ngành sang làm việc tại các nhà máy và công xưởng”, chính sách ngăn chặn này đã nhận được sự ủng hộ từ các chủ thuê, nhưng lại khiến cho các đoàn thể lao động di trú bất bình và lên án kịch liệt cho rằng chính sách này "đi ngược lại với quyền con người".

Xem thêm: Du học sinh Việt Nam chia sẻ bí quyết ở nhà vừa cày phim vừa tự học tiếng Hoa trong mùa dịch

Bộ Lao động và một số chủ thuê mong muốn thông qua các biện pháp cứng rắn để giảm bớt tình trạng khán hộ công chuyển ngành. Cũng có thể trong một thời gian ngắn, chính sách này có thể có hiệu quả, nhưng đó là một giải pháp tạm thời chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt chứ không phải là một giải pháp lâu dài giải quyết triệt để được vấn đề. Bởi vì giải pháp này đã bỏ qua lý do đằng sau việc chuyển ngành của khán hộ công chính là điều kiện làm việc cực khổ như giờ làm việc quá nhiều mà lương cơ bản lại thấp.

Người lao động di trú làm việc trong ngành chăm sóc phúc lợi xã hội chỉ nhận được mức lương cơ bản là 17.000 Đài tệ. (Nguồn ảnh:《聯合報》)Người lao động di trú làm việc trong ngành chăm sóc phúc lợi xã hội chỉ nhận được mức lương cơ bản là 17.000 Đài tệ. (Nguồn ảnh:《聯合報》) 

 

Từ trước tới nay, lao động di trú đến làm việc tại Đài Loan thường được xếp vào nhóm lao động di trú làm việc trong ngành chăm sóc phúc lợi xã hội và lao động di trú làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất. Trong đó, lao động di trú làm việc trong ngành chăm sóc phúc lợi xã hội không nằm trong phạm vi đối tượng áp dụng của Luật Lao động cơ bản và có mức lương cơ bản chỉ 17.000 Đài tệ. Ngoài ra, lúc nào cũng phải túc trực bên người cần phải chăm sóc, nên thường không có không gian riêng, và ranh giới giữa giờ làm việc và ngoài giờ làm việc cũng vô cùng không rõ ràng. Báo cáo do Bộ Lao động công bố vào tháng 1 năm 2020 chỉ ra rằng số giờ làm việc trung bình của lao động di trú làm việc trong ngành chăm sóc phúc lợi xã hội lên tới 10,4 giờ và chỉ có 11,4% khán hộ công gia đình là có ngày nghỉ mỗi tuần và có tới 34,4% khán hộ công gia đình không có ngày nghỉ.

Xem thêm: Cảnh sát khu Vạn Hoa - những chiến binh tuyến đầu phòng dịch

Viện Giám sát cũng đã đưa ra một báo cáo điều tra vào đầu năm 2014 cho biết, những người lao động di trú làm việc trong ngành chăm sóc phúc lợi xã hội luôn phải ở chế độ sẵn sàng làm việc 24 giờ một ngày và không có ngày nghỉ trong 3 năm. Nhiều khán hộ công cho biết cho dù là ngày nghỉ thì họ cũng thường xuyên bị bắt làm việc, phải chuẩn bị bữa sáng trước khi muốn đi ra ngoài và phải nhanh chóng trở về nhà nấu ăn trước giờ cơm tối, đây rõ ràng không thể tính là một ngày nghỉ trọn vẹn. Ngoài ra, do làm việc tại môi trường khép kín trong phạm vi hộ gia đình và thiếu sự riêng tư, nên họ rất dễ bị sai bảo làm thêm rất nhiều công việc ngoài trách nhiệm. Thậm chí họ còn rất dễ bị tấn công tình dục, quấy rối, đánh đập mà rất khó tìm được sự giúp đỡ.

Ngoài ra, do làm việc tại môi trường khép kín trong phạm vi hộ gia đình và thiếu sự riêng tư, nên họ rất dễ bị sai bảo làm thêm rất nhiều công việc ngoài trách nhiệm. Thậm chí họ còn rất dễ bị tấn công tình dục, quấy rối, đánh đập mà rất khó tìm được sự giúp đỡ. (Nguồn ảnh:《聯合報》)Ngoài ra, do làm việc tại môi trường khép kín trong phạm vi hộ gia đình và thiếu sự riêng tư, nên họ rất dễ bị sai bảo làm thêm rất nhiều công việc ngoài trách nhiệm. Thậm chí họ còn rất dễ bị tấn công tình dục, quấy rối, đánh đập mà rất khó tìm được sự giúp đỡ. (Nguồn ảnh:《聯合報》)

 

So sánh về mức lương cơ bản, những người lao động di trú làm việc trong ngành chăm sóc phúc lợi xã hội chỉ nhận được17.000 Đài tệ, trong khi đó mức lương cơ bản của lao động di trú làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất lại nhận được 24.000 Đài tệ mỗi tháng, ngoài ra còn được bảo vệ bởi Luật Lao động cơ bản, mức lương sẽ được điều chỉnh qua mỗi năm, nhưng lao động di trú làm việc trong ngành chăm sóc phúc lợi xã hội hoàn toàn không có những chế độ này, thêm vào đó là những lý do kể trên thì quả thật không có gì lấy làm lạ khi động lực thôi thúc họ chuyển đổi công việc là rất lớn.

Trở thành người đầu tiên bình luận

Tin hot

回到頁首icon
Loading