img
:::

Chuyển đổi số sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, giúp ngành ngân hàng phát triển sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng hơn. Đó là nhận xét của ông Lê Anh Dũng, phó vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị Ngân hàng Việt Nam với chủ đề "Đột phá từ số hoá ngân hàng", do tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức ngày 16-5. 

Theo ông Dũng, tiềm năng ngân hàng số VN là rất lớn do tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh đang gia tăng và dân số trẻ rất nhanh nhạy với công nghệ. Tuy nhiên, ngân hàng cũng chịu nhiều thách thức từ quá trình chuyển đổi như thiếu nguồn lao động chất lượng cao, rủi ro an ninh mạng sẽ phát sinh từ các hành vi gian lận, lừa đảo… Ngân hàng cũng sẽ thiếu nguồn vốn để đầu tư chuyển đổi, cạnh tranh ngày càng cao giữa các ngân hàng. 

Ông Phạm Thành Đức, tổng giám đốc Công ty cổ phần di động trực tuyến M- Service (công ty chủ quản của ví điện tử MoMo) cũng chia sẻ rằng các ngân hàng ngày càng chú trọng hơn vào công nghệ. Hiện ví điện tử MoMo đã hợp tác trực tiếp với 20 ngân hàng tại VN để tận dụng thế mạnh của nhau.

Còn ông theo Nguyễn Hưng Nguyên, phó tổng giám đốc Napas, ngân hàng và các công ty Fintech tất yếu phải là hợp tác và chia sẻ. "Câu chuyện của các Fintech bây giờ giống như các ngân hàng nhiều năm trước trong việc mở rộng mạng lưới", ông Nguyên nói.

Tuy nhiên theo một số NH, phần lớn các ngân hàng VN đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp. Còn chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.

Nhưng trước nỗ lực của ngân hàng thì người tiêu dùng vẫn chưa quân tâm lắm với những cải tiến số hoá từ những dịch vụ của ngân hàng. Hiện mới chỉ có 20% khách hàng thường xuyên giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online , trên thực tế việc chuyển đổi ngân hàng số được các NH tích cực thực hiện trong thời gian gần đây, nhất là trong xu thế đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên lề buổi công bố triển khai giải pháp mạng định nghĩa bằng phần mềm (SDN) giữa ngân hàng Phương Đông và Dell EMC chiều 16-5, ông Dư Xuân Vũ, giám đốc khối công nghệ ngân hàng OCB, cho biết ứng dụng công nghệ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Với việc triển khai thành công giải pháp mạng SDN, giúp ngân hàng có thể tự động kiểm soát truy cập và đảm bảo phòng chống xâm nhập, giảm chi phí, đồng thời có thể triển khai các ứng dụng công nghệ, số hoá dịch vụ ngân hàng với mục tiêu cuối cùng là cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số cho người dùng. 

Ngoài ra, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, một nguyên nhân khác khiến ngân hàng đầu tư mạnh vào công nghệ là nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ, từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng. Theo một số khảo sát gần đây, mở rộng thanh toán số là một trong những xu thế của ngân hàng bán lẻ toàn cầu. Đó cũng là yếu tố thúc đẩy đột phá trong ngân hàng hiện nay. 

Kênh phân phối bán hàng qua ngân hàng trên toàn cầu cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ giao dịch tại quầy sang các kênh khác như online, điện thoại và đặc biệt là di động. Theo số liệu của Knight Frank được công bố năm 2018, nếu năm 2015 giao dịch ngân hàng tại quầy còn chiếm 22% trên toàn cầu thì khả năng đến năm 2020 sẽ chỉ còn khoảng 8%.

https://tuoitre.vn/ngan-hang-tham-gia-cuoc-dua-so-hoa-20190516191744429.htm

Hình ảnh từ Pixabay.com

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading