:::

Nữ Y tá Trâu Giai Chi - Con em di dân mới Philippines nỗ lực học ngôn ngữ của quê mẹ để hỗ trợ chăm sóc y tế cho lao động di trú

Nữ Y tá Trâu Giai Chi - Con em di dân mới Philippines nỗ lực học ngôn ngữ của quê mẹ để hỗ trợ chăm sóc y tế cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Nữ Y tá Trâu Giai Chi - Con em di dân mới Philippines nỗ lực học ngôn ngữ của quê mẹ để hỗ trợ chăm sóc y tế cho lao động di trú. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Thời báo Tân di dân toàn cầu】Biên tập/ Trịnh Đức Mạnh

【Thời báo Di dân mới toàn cầu】hợp tác với đài phát thanh IC Voice FM97.5 【新生報到-我們在台灣】(Sinh viên mới báo danh - Chúng tôi ở Đài Loan) để cho ra mắt một loạt câu chuyện thú vị về những di dân mới đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan. Trong bài viết này, hãy cùng đón đọc câu chuyện của cô sinh viên Trâu Giai Chi, hiện đang theo học ngành Điều dưỡng tại Đại học Khoa học kỹ thuật Hoằng Quang (弘光科技大學), cô là thế hệ thứ hai của di dân mới có mẹ là người Philippines. Cô hiện cũng đang làm việc tại một phòng khám để tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc. Cô được khen là có “kỹ thuật tiêm” nhanh và chính xác. Tuy chỉ là một lời khen nho nhỏ nhưng rất có ý nghĩa khích lệ tinh thần làm việc và sự nhiệt huyết của cô với công việc chăm sóc y tế.

Xem thêm: Di dân mới Cao Mỹ Thanh thông qua lớp học tiếng Myanmar để quảng bá văn hóa, phong tục tập quán của đất nước Myanmar

Trâu Giai Chi để ý thấy, có nhiều lao động di trú do rào cản về ngôn ngữ nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thăm khám bệnh. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)  Trâu Giai Chi để ý thấy, có nhiều lao động di trú do rào cản về ngôn ngữ nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thăm khám bệnh. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp) 

Trâu Giai Chi cho biết phòng khám cô đang làm việc nằm trong khu công nghiệp nên thường xuyên có nhiều lao động di trú người Philippines đến khám bệnh. Cô để ý thấy, có nhiều lao động di trú do rào cản về ngôn ngữ nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thăm khám bệnh. Vì thế nên Trâu Giai Chi đã chủ động học tiếng Philippines từ mẹ của cô. Dần dần Trâu Giai Chi đã có thể giao tiếp với những bệnh nhân là lao động di trú người Philippines và có thể dùng tiếng Philippines để nhắc nhở họ cách uống thuốc đúng giờ và đúng liều. Những bệnh nhân là lao động di trú người Philippines vô cùng bất ngờ và cảm thấy vô cùng thân thiết vì có thể nghe được tiếng nói của quê hương ngay tại nơi đất khách quê người. Rất nhiều lao động di trú đã hỏi Trâu Giai Chi vì sao lại biết nói tiếng Philippines trôi chảy như vậy, và Trâu Giai Chi đã rất tự tin trả lời rằng: "Vì mẹ tôi là người Philippines".

Xem thêm: Harvard sẽ dời học viện tiếng Hoa từ Trung Quốc sang Đài Loan

Gần như dịp nghỉ hè nào Trâu Giai Chi cũng đều được đoàn tụ với người thân ở Philippines. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)Gần như dịp nghỉ hè nào Trâu Giai Chi cũng đều được đoàn tụ với người thân ở Philippines. (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)

Trâu Giai Chi cho biết, thỉnh thoảng cô cũng hay nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu của mình, gần như dịp nghỉ hè nào cô cũng đều được đoàn tụ với người thân ở Philippines. Trâu Giai Chi cũng cho biết, bản chất người Philippines rất lạc quan và hài hước, điều này cũng khiến cô vô cùng ấn tượng. Món ăn Philippines mà cô yêu thích là món bánh Suman, đây là một loại bánh làm từ gạo nếp nấu với cốt dừa, sau đó được gói trong lá chuối rồi đem hấp. Khi ăn chỉ cần bóc vỏ lá chuối rồi rắc chút đường lên trên và thưởng thức, đây cũng món ăn điển hình dùng trong bữa ăn sáng trước đây ở Philippines.

Tin hot

Thông tin mới nhất 最新消息icon
回到頁首icon
Loading